Trong xã hội hiện đại việc sử dụng phổ biến các loại thức ăn nhanh, lối sống sinh hoạt thiếu khoa học,…đã làm gia tăng các bệnh mạn tính như béo phì, tim mạch,… trong đó tỷ lệ bệnh cao nhất phải nói đến là đái tháo đường.
Tìm hiểu bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường hay tiểu đường, đây là một loại bệnh lý mạn tính với biểu hiện là lượng đường trong máu của bệnh nhân cao hơn mức bình thường, đường không đưa vào được bên trong các tế bào của cơ thể để sử dung. Nguyên nhân là do cơ thể kháng hoặc thiếu hụt insulin, hậu quả là làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường ngày càng tăng lên va đang có xu hướng trẻ hóa, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu như bệnh không được phát hiện và kiểm soát sớm thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như biến chứng tại chi, thận mắt, mạch máu, tim…
Tuy đây là căn bệnh phổ biến nhưng ít người thật sự quan tâm, bằng chứng là tại các cơ sở y tế, các bệnh viện thì đa số bệnh nhân đều được chẩn đoán bệnh đái tháo đường một cách ngẫu nhiên thông qua xét nghiệm đường huyết, thậm chí có trường hợp đã có những biến chứng nặng của bệnh tiểu đường bệnh nhân mới tìm đến cơ thể y tế và được chẩn đoán bệnh đái tháo đường ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị và phục hồi chức năng bình thường của bệnh nhân. Bệnh tiểu đường khi được phát hiện sớm sẽ được kiểm soát tốt nếu bệnh nhân tuân thủ đúng phát đồ điều trị của bác sĩ và có lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh thì sẽ làm giảm nguy cơ các biến chứng trầm trọng.
Các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường
Có nhiều xét nghiệm dùng để tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường, tùy theo mục đích và tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ điều trị sẽ cho chỉ định xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm glucose nước tiểu
Bình thường trong nước tiểu chỉ có khoảng 0.5mmol/24h nên glucose được xem là gần như được hấp thu hoàn toàn tại ống thận. Vì vậy các xét nghiệm đường ngẫu nhiên trong nước tiểu sẽ không phát hiện glucose và được xem là “Âm tính”.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, lượng glucose trong máu vượt quá ngưỡng hấp thu của ống thận (>180mg/dl) nên glucose được thải ra nước tiểu. Lúc này khi làm các xét nghiệm định tính như dùng thuốc thử Fehling hoặc 11 thông số nước tiểu sẽ cho kết quả “Dương tính”.
Xét nghiệm định lượng glucose máu ngẫu nhiên
Theo WHO, xét nghiệm đường máu tại thời điểm bất kỳ là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường, khi lượng đường trong huyết tương trên 11.1mmol/l. Đối với xét nghiệm đường ngẫu nhiên sẽ không cần quan tâm bệnh nhân ăn hay chưa và ăn bao lâu, chỉ cần kết quả đường máu trên 11.1mmol/l là có thể kết luận bệnh đái tháo đường.
Xét nghiệm định lượng glucose lúc đói
Xét nghiệm này phố biến và thường được dùng nhiều nhất hiện nay để chấn đoán bệnh đái tháo đường. Nếu như xét nghiệm glucose máu lúc đói (thường sau ăn 6 – 8 giờ) trong 2 lần gần nhau mà nồng độ glucose máu > 7.0mmol/l thì xác định bệnh nhân bị đái tháo đường.
Xét nghiệm glucose máu sau ăn 2 giờ
Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy máu bệnh nhân sau ăn 2 giờ để định lượng nồng độ glucose. Nếu kết quả thu được là nồng độ glucose trong huyết tương trên 11.1mmol/l thì được xác định là bệnh đái tháo đường.
Làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống
Đây là nghiệm pháp giá trị nhất và được dùng để khẳng định bệnh nhân đái tháo đường trong khi nồng độ glucose huyết tương nằm trong khoảng 6.4 – 7.0mmol/l. Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên bệnh nhân sẽ được lấy máu và xét nghiệm nồng độ glucose máu lúc đói.
- Sau lấy máu lần 1 bệnh nhân sẽ được cho uống 75gram glucose
- Sau 1 giờ các kỹ thuật viên sẽ lấy máu xét nghiệm đường sau ăn 1 giờ.
- Sau 2 giờ các kỹ thuật viên tiếp tục lấy máu để xét nghiệm đường sau ăn 2 giờ.
Nếu kết quả tại thời điểm 2 giờ hoặc bất kỳ thời điểm nào glucose máu có nồng độ trên 11.1mmol/l thì kết luận bệnh nhân đái tháo đường.