Thiếu máu tan máu là một quá trình bệnh lý, trong đó hồng cầu của người bệnh bị vỡ nhanh và nhiều hơn mức vỡ hồng cầu sinh lý, cơ thể không có khả năng bù lại. Dẫn đến tình trạng thiếu máu do tan máu.
- Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về Bệnh thiếu máu thiếu sắt
- Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh Thiếu máu

Cơ chế sinh bệnh
Đời sống của một hồng cầu bình thường khoảng 120 ngày, nhưng đời sống hồng cầu có thể bị rút ngắn bởi các nguyên nhân như: hóa chất, rối loạn chuyển hóa, yếu tố miễn dịch, màng hồng cầu mất tính mềm dẻo làm cho hồng cầu dễ vỡ khi đi qua các mao mạch nhỏ.
Tan máu trong lòng mạch
- Khi hồng cầu có hình dạng không bình thường sẽ dễ vỡ.
- Có tác nhận gây vỡ bám lên bám lên màng hồng cầu hoặc bám lên khi màng hồng cầu có bổ thể sẽ gây vỡ hồng cầu.
- Hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích Hemoglobin (Hb) tự do vào máu. Hb đi qua thận tạo nên Hb niệu, hemosiderin niệu. Một phần Hb sẽ trở thành haptoglobin được chuyển đến tổ chức liên võng (gan, tủy xương) làm tăng bilirubin trong máu.
Tan máu trong tổ chức
- Hồng cầu bị vỡ trong lách, trong gan. Ngoài tác nhân gây bệnh là kháng thể cần phải có cả bổ thể
Triệu chứng lâm sàng
Thiếu máu tan máu mạn tính
- Dấu hiệu thiếu máu xuất hiện chậm có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng.
- Da và niêm mạc vàng, nước tiểu có màu vàng sậm.
- Lách to
- Có biến dạng xương hoặc không tùy theo nguyên nhân gây tan máu là gì. Nếu nguyên nhân do bệnh di truyền như thalassemia sẽ có tổn thương xương, biến dạng xương sọ, mũi tẹt, bướu đỉnh, trán dô.

Thiếu máu tan máu cấp tính
Hồng cầu bị vỡ nhanh và nhiều. Bệnh nhân có cảm giác rùng mình, sốt, đau lưng rất dữ dội, huyết áp hạ, mạch nhanh, choáng, nước tiểu có màu nâu đỏ sậm.
Triệu chứng xét nghiệm
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm huyết học
- Huyết đồ
- Số lượng hồng cầu, định lượng hemoglobin, hematorit đều giảm. Hồng cầu có kích thước bình thường, bình sắc.
- Hồng cầu lưới tăng cao: 30 – 40%.
- Bắt gặp hồng cầu non ra máu ngoại vi và thường ở giai đoạn nguyên hồng cầu đa sắc, nguyên hồng cầu ưa acid.
- Có thể bắt gặp các hồng cầu có kích thước to nhỏ không đều hoặc có thể xuất hiện hạt ưa kiềm trong hồng cầu.
- Tủy đồ
- Dòng hồng cầu tăng sinh mạnh, bắt gặp nhiều nguyên hồng cầu ưa acid, nguyên hồng cầu đa sắc và hồng cầu lưới.
- Dòng bạch cầu và tiểu cầu cũng tăng.
Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch
- Định lượng bilirubin máu tăng.
- Định lượng hemoglobin tự do tăng.
- Trong thiếu máu tán huyết có nguyên nhân miễn dịch thì xét nghiệm Coombs sẽ dương tính.
- Tùy nguyên nhân mà sức bền hồng cầu có thể giảm hoặc tăng.
- Định lượng sắt huyết thanh tăng.
Xét nghiệm nước tiểu
- Hemoglobin tăng.
- Urobilinogen tăng.
- Hemosiderin có thể dương tính.
Xét nghiệm phân
- Stercobilinogen tăng
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn gợi ý hướng điều trị bệnh thiếu máu tan máu
Điều trị nguyên nhân: tìm hiểu kỹ nguyên nhân để điều trị hiệu quả.
Điều trị triệu chứng:
- Chống thiếu máu: truyền máu.
- Truyền thay máu hoặc truyền thay huyết tương: chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có kháng thể tự sinh và kháng thể đồng loại cao.
- Chống phức hợp kháng nguyên – kháng thể.
- Chống trụy tim mạch và chống tổn thương thận bằng cách truyền dịch
- Cắt lách: chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả.
- Chống suy thận cấp

Bài viết trên cung cấp những thông tin chuyên ngành về bệnh thiếu máu tan máu, đặc biệt là các xét nghiệm dùng để chẩn đoán. Bài viết được tư vấn chuyên môn từ đội ngũ giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn theo học ngành Y Dược và đặc biệt là các bạn học ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học.
Các bạn yêu thích muốn tìm hiểu thông tin y khoa có thể xem tại Tin tức y tế.
Các bạn muốn tư vấn hoặc đăng ký xét tuyển các ngành Y Dược có thể để lại thông tin Tại đây