Khi nói đến các loại vitamin giúp tăng sức đề kháng chúng ta thường biết đến vitamin C, còn việc duy trì mật độ khoáng của xương là vai trò của vitamin D. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin D có vai trò tăng cường hệ miễn dịch.
Vitamin D và bệnh nhiễm trùng có mối liên hệ như thế nào?
Mối quan hệ giữa vitamin D và các bệnh nhiễm trùng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn một thế kỷ qua. Với những phát hiện đầu tiên cho thấy trẻ em bị suy dinh dưỡng còi xương có khả năng cao bị nhiễm trùng hô hấp. Từ năm 1930 vitamin D3 được phân lập từ dầu gan cá tuyết đã được sự dụng trong điều trị bệnh lao và từ đó vitamin D3 đã được áp dụng rộng rãi để phòng ngừa và điều trị bệnh lao. Trong những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mối liên hệ giữa sự thay đổi theo mua của nồng độ vitamin D tỷ lệ thuận với khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm như: nhiễm trùng đường hô hấp, sốc nhiễm trùng, cúm,…
Thiếu vitamin D tăng nguy cơ nhiễm trùng như thế nào?
Kiến thức của cộng đồng về vai trò của vitamin D đối với hệ miễn dịch còn rất hạn chế, tỉ lệ thiếu vitamin D trên toàn thế giới được “đại dịch” của dân số toàn cầu. Việc bổ sung đầy đủ vitamin D giúp giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng đã được chứng minh. Bằng chứng cụ thể là dưới nghiên cứu các liệu pháp lâm sàng nghiêm ngặt về việc sử dụng vitamin D hỗ trợ điều trị cho bệnh cúm, lao, viêm đường hô hấp trên do virus. Theo nghiên cứu đã chứng mình thì tình trạng vitamin đầy đủ không những giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng mà còn giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh nhiễm trùng gây ra.
Vai trò miễn dịch của vitamin D đối với các bệnh nhiễm trùng
Theo công trình nghiên cứu của Rook và Crowle vào những năm 1980 đã chứng minh được vitamin D giúp tăng khả năng diệt khuẩn ở cơ thể người, chống lại tác nhân gây bệnh lao là Mycobacterium tuberculosis. Phát hiện này đã mở ra kỷ nguyên mới về nghiên cứu vai trò của vitamin D trong phản ứng miễn dịch với các mầm bệnh vi khuẩn.
Mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng và nguy cơ tử vong liên quan đến các bệnh do virus như cúm chính là do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể, không phải do mầm bệnh virus gây ra. Vitamin D có vai trò điều chỉnh cấu hình cytokine trong bệnh bệnh tự miễn thông qua việc hạn chế sản xuất quá mức cytokine tiền viêm, như TNF và interleukin-12, vì vậy dẫn đến ức chế viêm. Ngoài ra, vitamin D điều chính các peptide kháng khuẩn cathelicidin và defensin, có vai trò chính trong việc bảo vệ miễn dịch của hệ hô hấp bằng việc vô hiệu hóa trực tiếp mầm bệnh virus và tăng hiện tượng thực bào tiêu diệt virus. Tóm lại, các nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết rằng nồng đồ vitamin D đầy đủ trong cơ thể giúp điều hòa miễn dịch trong môi trường nhiễm virus đường hô hấp thông qua việc điều hòa phản ứng cytokine quá mức, đồng thời giúp cơ thể cải thiện sự thanh thải với các tác nhân nhiễm trùng.
Hy vọng với những chia sẻ trên của các bác sĩ Trường cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức mới về vai trò của vitamin D đối với hệ miễn dịch.