Rau ngót bên cạnh là thực phẩm giàu chất đạm còn là vị thuốc có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc,… điều trị hiệu quả chứng táo bón ở trẻ.
- Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ thói quen sử dụng rau xanh
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây chó đẻ mà sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cần biết
- Những loại bệnh trong mùa mưa ở trẻ em khiến cha mẹ “khốn đốn”

Cây rau ngót theo Y học cổ truyền
Theo các nghiên cứu, trong 100g rau ngót có chứa tới 503mg kali, 85mg vitamin C, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 9g đường, 0,88mg B2, tới 0,45mg đồng, 0,08g chất béo, 0,033mg B1,… Đồng thời đây là thực phẩm ngót rất giàu đạm nên được các chuyên gia khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can xi gây loãng xương và sỏi thận. Với những thành phần có chứa trong rau ngót, các chuyên giao khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp.
Các Y sĩ YHCT Sài Gòn – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng, cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, lợi tiểu, hoạt huyết, giải độc. Rễ còn có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, kích thích tử cung co bóp. Lá rau ngót chữa ban sởi, viêm phổi, đái rắt, sốt cao, tiêu độc. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống 2 năm trở lên.
Y sĩ YHCT Sài Gòn hướng dẫn trị bệnh cho trẻ bằng cây rau ngót
Rau ngót được xem là loại rau lành và bổ dưỡng. Đây không chỉ là thực phẩm được sử dụng trong các món ăn thông thường mà còn có tác dụng trong việc điều trị dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chứng đái dầm, đổ mồ hôi trộm, ở trẻ em… Để có thể áp dụng dễ dàng trong việc áp dụng điều trị bệnh, dưới đây các y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giới thiệu một số bài thuốc có tác dụng chữa bệnh như sau:
Điều trị đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, lá dâu 30g, rễ cỏ xước 30g, rau má 30g, lá tre 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
Điều trị chứng đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món ăn thanh mát trong ngày hè mà còn có tác dụng chữa bệnh, là vị thuốc kích thích khẩu vị của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, rất thích hợp với những trẻ chán ăn.
Đặc biệt, rau ngót nấu với giò sống hay thịt lợn nạc không chỉ có lợi đối với sức khỏe của trẻ mà còn cả người lớn bởi đây được xem như một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức đề kháng đối với những người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh. Y sĩ y học cổ truyền TP.HCM cũng cho hay, với những phụ nữ sau sinh nếu hàng ngày được ăn canh rau ngót sẽ góp phần tăng sức cho các bắp thịt, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Tác dụng điều trị chứng đái dầm ở trẻ em: Chuẩn bị 40g rau ngót tươi, đem rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
Chữa bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.
Rau ngọt là thực phẩm, vị thuốc quen thuộc, dễ tìm và sử dụng trong các món ăn, bài thuốc có lợi đối với sức khỏe nên rất được nhiều người sử dụng. Không chỉ với những người được học qua trường lớp bài bản như Trung cấp Y học cổ truyền, Đại học Y Dược chuyên ngành Y học cổ truyền mà những người bình thường cũng không ngừng tìm hiểu tác dụng của rau ngót để áp dụng trong cuộc sống nhằm nâng cao sức khỏe bản thân. Tuy nhiên lưu ý, nếu gặp bất kỳ chứng bệnh không rõ nguyên do bạn cũng nên đến cơ sở y tế, phòng khám Y học cổ truyền để được khám và điều trị đúng cách.