Bên cạnh việc dùng đúng thuốc đúng bệnh thì việc lựa chọn dụng cụ sắc thuốc như thế nào đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
- Bí kíp giúp sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn ghi nhớ nhóm thuốc, tên thuốc Đông dược dễ dàng
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây chó đẻ mà sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cần biết
- Điều kiện sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cần biết để được mở phòng khám Y học cổ truyền

Thuốc cổ truyền thực tế có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn để điều trị bệnh mạn tính thường dùng các dạng thuốc hoàn, nang mềm, nang cứng…; trị bệnh mang tính cấp tính hay một bệnh cụ thể nào đó thường dùng dạng thuốc thang, đặc biệt là thuốc sắc. Tuy nhiên việc sắc thuốc chủ yếu được tiến hành tại các gia đình bệnh nhân nên việc làm sao giúp người bệnh có thể tự sắc thuốc nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng quy trình, Y sĩ YHCT Sài Gòn giới thiệu một số dụng cụ nên và không nên sử dụng khi sắc thuốc.
Dụng cụ nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền
Theo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, người bệnh nên sử dụng các dụng cụ sau đây để sắc thuốc:
Dụng cụ có chất liệu sành: Đây là loại dụng cụ phổ biến từ lâu và rất tốt trong quá trình sắc thuốc, bởi bản thân chất liệu sành là từ đất đã được nung ở nhiệt độ cao nên đã loại được các nguyên tố vi lượng trong đất : Fe, Cu, Al… là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các vị thuốc cổ truyền, làm giảm đi tác dụng của thuốc.
Tuy nhiên nhược điểm của chúng là thời gian đun để đạt tới độ sôi rất lâu, dễ nứt vỡ. Nhằm hạn chế được những nhược điểm trên, thị trường hiện nay đã cuất hiện các loại ấm sành cung cấp nhiệt từ điện năng, có bọc lớp bảo vệ bằng inox, có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sắc thuốc.
Loại dụng cụ có chất liệu là thủy tinh chịu nhiệt: Dụng cụ này thỏa mãn được các yêu cầu tốt như: đảm bảo được hoạt chất trong thang thuốc không bị oxy hóa, tránh được các nhược điểm dễ bị nứt vỡ, thời gian đun sôi nhanh, tiết kiệm được nhiên liệu.
Loại dụng cụ có chất liệu là inox: Với dụng cụ sắc thuốc có chất liệu là inox vừa đảm bảo được yếu tố chất lượng thuốc giữ nguyên vẹn, không dễ nút vỡ, sôi nhanh, tiết kiệm nhiên liệu vừa có thể điều chỉnh nhiệt độ để sắc thuốc mang lại hiệu quả cao nhờ có bộ phận cung cấp nhiệt từ điện năng.

Dụng cụ không nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền
Bên cạnh những dụng cụ nên dùng thì cũng có những dụng cụ không nên dùng trong việc sắc thuốc y học cổ truyền:
Những dụng cụ có chất liệu đồng, gang: Theo các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, do dụng cụ bằng đông đồng sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất acid hữu cơ, hay các thành phần dễ bị ôxy hóa… Dụng cụ bằng gang lại gây ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất polyphenol, tanin mà đa số các dược liệu đều có.
Những dụng cụ có chất liệu nhôm: Mặc dù chất liệu này có thể sử dụng trong việc sắc thuốc nhờ ưu điểm đun nhanh sôi, không bị nứt vỡ; tuy nhiên đối với những thang thuốc có các vị thuốc trong thành phần chứa các hợp chất flavonoid như trắc bách diệp, hoa hòe, trần bì… thì không nên dùng nồi nhôm.
Thuốc trong y học cổ truyền không giống với các loại thuốc khác nên việc lựa chọn dụng cụ thích hợp đóng vai trò quan trọng trong việc sắc thuốc. Nếu lựa chọn loại dụng cụ phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị, do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ hoặc nhờ sự trợ giúp của các Y sĩ y học cổ truyền TP.HCM để có sự lựa chọn tốt nhất.