Tổ đỉa là một trong những bệnh da liễu có tỉ lệ mắc cao ở người Việt Nam gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và cả sức khỏe của người bệnh.
- Tìm hiểu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cùng chuyên gia Điều dưỡng SG
- Tìm hiểu về Viêm tụy cấp cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu nguy cơ tim mạch khi sử dụng Diclofenac từ Dược Sài Gòn

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, tổ đỉa là một dạng bệnh lí ngoài da, tổ đỉa được xem như dạng đặc biệt của eczema (chàm) với phát ban mụn nước chìm dưới da lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón… gây ngứa dữ dội. Người bệnh càng gãi, chà xát thì cơn ngứa càng tăng, mụn nước cũng xuất hiện nhiều hơn, kích thước của chúng thường khoảng 1 – 2 mm. Mụn nước không tự dập vỡ mà tự xẹp thành màu vàng rơm rồi bong vảy để lại nền da non màu hồng.
Hiện tại nguyên nhân bệnh tổ đỉa vẫn chưa thể xác định chính xác nhưng các yếu tố như dị ứng hóa chất, tăng tiết mồ hôi, thức ăn hoặc nước uống có nhiều niken… có thể gây ra bệnh và làm bệnh bùng phát.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TỔ ĐỈA LÀ DO ĐÂU?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa, chủ yếu được chia thành 3 nhóm sau:
Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do cơ địa
- Bệnh tổ đỉa có thể di truyền nếu như trong gia đình đã có người mắc bệnh.
- Do người bệnh mắc phải một số bệnh suyễn, viêm gan, thận, đại tràng,…
- Do tăng tiết mồ hôi: Ở một số người thì tuyến bài tiết mồ hôi ở vùng tay và chân hoạt động mạnh chính là môi trường thuận tiện cho vi khuẩn và virus phát triển, gây nên bệnh.
- Bệnh có thể bùng phát nếu cơ thể người bệnh bị rối loạn các chức năng hoạt động khiến cho cơ thể thay đổi.
Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do dị nguyên
- Do dị ứng: Cơ địa mẩn cảm dễ dị ứng với những yếu tố tới từ như môi trường ô nhiễm, mùi, hóa chất,..
- Do đặc thù của công việc người bệnh thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất kích ứng da, hóa chất tẩy rửa, xà phòng,…
- Do ăn phải các thức ăn lạ và không phù hợp cơ địa cũng là nguyên nhân bệnh tổ đỉa .
- Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do yếu tố khác
- Do nhiễm nấm : Một số trường hợp vi nấm có thể phát triển và gây nên bệnh tổ đỉa ở chân tay.
- Do sức đề kháng của cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày không lành mạnh, thiếu khoa học.
- Một số yếu tố khác như lông chó mèo, khói thuốc, bệnh nhiễm trùng gây ra…
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TỔ ĐỈA LÀ GÌ?
Ngứa là triệu chứng của bệnh tổ đỉa chính và đầu tiên, khiến cho bệnh nhân bị tổ đỉa không thể chịu được và phải đi khám bệnh. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi lây bệnh 1 tuần. Ban ngày ngứa ít, ban đêm ngứa nhiều hơn, đây là lúc bệnh dễ lây truyền nhất, gãi nhiều khiến các tổn thương của bệnh lan sang các vùng da xung quanh.
Xuất hiện mụn nước màu trắng trong, có kích thước nhỏ khoảng 1mm, bị ăn sâu vào thượng bì, khó vỡ, tập trung thành từng chùm hơi gồ lên trên mặt da. Đôi khi những mụn nước này kết tụ thành bóng nước lớn. Khi sờ vào mụn nước thấy chắc, có cảm giác như có một hạt gì nằm trong da, có kích thước khoảng 1 – 2mm.
Nóng sốt, nổi hạch: Khi bị nhiễm khuẩn thì các mụn nước hoặc bóng nước sẽ sưng đỏ, đục. Kèm theo đó, cơ thể người bệnh sẽ tạo ra phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ cho các tế bào cũng như nổi hạch ở vùng da gần nhất.
Vị trí xuất hiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa: Thường những triệu chứng bệnh tổ đỉa trên hay xuất hiện tại vùng da tay và chân, các kẽ chân, kẽ ngón tay. Vì thế nên khi phát hiện ra những biểu hiện lạ tại vùng này thì nên khám chữa ngay.
Bệnh tổ đỉa thường sẽ kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy ra rồi lành. Tuy nhiên bệnh cũng tiến triển dai dẳng và hay tái phát theo chu kỳ trở thành mạn tính, kéo dài qua nhiều năm, gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt của người bệnh nếu không được điều trị đúng cách.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH TỔ ĐỈA?
Để điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả, bệnh nhân cần phải được thăm khám chính xác tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp với từng người.
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp điều trị phổ biến hiện nay để điều trị bệnh tổ đỉa là liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông tây y giúp người bệnh điều trị tận gốc, triệt để bệnh tổ đỉa, không gây tái phát.
Liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông tây y với điều tiết 2 hướng, điều trị ngứa, bài độc hiệu quả; thuốc được thẩm thấu vào tổ chức dưới da, làm giảm ngứa, sưng, nổi mẩn nhanh chóng. Theo đó, sẽ phục hồi hệ thống miễn dịch bị tổn thương, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể người bệnh, có tác dụng đối với hàng nghìn nguồn dị ứng, giúp làm giảm hiệu quả các nguồn gây bệnh. Phương pháp kế thừa và phát huy nguyên lý chữa bệnh “điều trị bên trong, tiêu diệt bên ngoài” dựa vào thể chất người bệnh, chẩn đoán chuẩn xác mức độ dị ứng da của bệnh nhân, xác định chính xác các hình thể tổ đỉa ở trên da.