Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 4 triệu người tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và con số này càng ngày càng tăng do bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Tìm hiểu về bệnh táo bón cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Điều trị đau thần kinh tọa hợp lí cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu phương pháp trị rong kinh cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
Theo nhiều thống kê từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, số bệnh nhân tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở nước ta đã đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng sau các bệnh lý về tai biến mạch máu não và ung thư. Vậy phải làm thế nào khi mắc phải căn bệnh nguy hiểm này? Hãy cùng các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây:
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh được biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục.
Sự chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Chẩn đoán được xác định bằng phế dung kế. Sau khi đã dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số dự đoàn phối hợp với FEV1/FVC < 70%.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Theo nhiều thống kê Y khoa từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm:
- Gen: Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh men α1 antitrypsine hay sự phát triển sớm và nhanh khí phế thủng toàn tiểu thuỳ
- Sự tăng đáp ứng của phế quản: Ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng chưa rõ.
- Sự tăng trưởng của phổi: Liên quan với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên.
- Hút thuốc lá chủ động hay thụ động: Liên hệ rất chặt chẽ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều này xảy ra có lẽ là do yếu tố di truyền vì không phải tất cả người hút thuốc lá đều bi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng 15 – 20% người hút thuốc lá bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 85 – 90% bênh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Hút thuốc lá trên 20 gói mỗi năm có nguy cơ cao dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của phổi trong tử cung
- Bụi và các chất hoá học nghề nghiệp: Những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói, khí độc) có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính độc lập với hút thuốc lá
- Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà ở: Vai trò của ô nhiễm không khí ngoài nhà gây COPD không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng cũng là những yếu tố gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thời kỳ trưởng thành.
Ngoài ra chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết còn có nhiều nguyên nhân khác là yếu tố dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính có những triệu chứng gì?
Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính hay COPD sẽ có những biểu hiện sau:
- Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trưường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không có ho.
- Khạc đờm với số lượng nhỏ. Đàm dính sau nhiều đợt ho.
- Khó thở là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh. Khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được điều trị như thế nào?
Cũng theo thông tin mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được thì hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Việc điều trị chủ yếu tập trung vào làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp người bệnh dễ thở và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các thuốc chủ yếu được sử dụng ở giai đoạn nặng của bệnh là thuốc giãn phế quản, thuốc kháng viêm corticoid dạng uống hoặc dạng xịt, dạng khí dung. Dùng các thuốc corticoid giúp hạn chế tình trạng viêm niêm mạc đường thở mãn tính của các bệnh nhân, do đó làm giảm chít hẹp đường thở. Tuy nhiên dùng thuốc này người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng đường máu, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, … Để giảm thiểu các tác dụng phụ này người bệnh cần dùng đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ và thông báo ngay khi gặp phải tác dụng phụ.