Cùng Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh tiểu đêm

Rate this post

Tiểu đêm nhiều lần là hiện tượng phổ biến ở người trung niên, cao tuổi, phụ nữ mang thai hay người gặp vấn đề về nội tiết, tiết niệu. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và làm việc của người mắc bệnh

bệnh tiểu đêm
bệnh tiểu đêm

MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐÊM

Một người bình thường đi tiểu 6 – 8 lần/ ngày và 1 lần vào ban đêm, mỗi lần khoảng 300 ml và tổng lượng nước tiểu không vượt quá 3000 ml. Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể con người ít tạo ra nước tiểu và cô đặc hơn. Vì thế, hầu hết mọi người có thể ngủ liên tục 6 – 8 giờ liền mà không cần thức vào ban đêm để đi tiểu. Tuy nhiên, nếu như bạn thức dậy nhiều hơn 2 lần/ đêm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, tiểu đêm nhiều lần có thể là một hiện tượng sinh lý thông thường hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý (đa phần là tiết niệu) tiềm ẩn, đặc biệt là bệnh liên quan đến tiết niệu, cụ thể:

Nguyên nhân sinh lý:

  • Do tâm lý: Bất ổn trong tâm lý do căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc, cuộc sống hằng ngày có thể dẫn đến chứng tiểu đêm.
  • Mang thai: Kích thước của thai nhi càng lớn, khả năng chèn ép lên bàng quang của phụ nữ mang thai càng cao. Điều này có thể khiến cho nhiều người – đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ đi tiểu đêm nhiều hơn.
  • Do tuổi tác: Tuổi càng lớn, chức năng nội tiết và bài tiết nước tiểu của thận càng suy giảm, người già dễ mắc chứng tiểu đêm hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bia, rượu, cà phê… là những loại thức uống thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Uống quá nhiều các loại đồ uống này trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến việc thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.
  • Do ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc tây: Một số loại thuốc tây được dùng trong điều trị bệnh có thể khiến bạn tiểu đêm nhiều lần. Chẳng hạn, bạn bị suy tim, bác sĩ có thể kê thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch tích tụ (phù nề) ở chi dưới, loại thuốc này có thể gây chứng tiểu đêm.

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Suy thận: Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể sau khi được chuyển hóa. Đối với một số trường hợp suy thận, đặc biệt là suy thận mạn tính, một số chức năng khác như điều hòa chất điện giải, điều hòa dịch, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D cũng bị suy giảm. Tình trạng này khiến cho quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn, đồng nghĩa người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần hơn trong đêm.
  • Sỏi thận: Sỏi thận (hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu) là tình trạng chất khoáng trong nước tiểu lắng lại trong thận (do nước tiểu ít hay chất khoáng trong nước tiểu tăng cao), lâu ngày kết thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh suy thận. Với những viên sỏi có kích thước nhỏ, chúng có thể được đẩy ra ngoài qua đường tiểu bằng cách uống nhiều nước. Tuy nhiên, với những viên sỏi lớn, chúng gây kích ứng đường niệu, cản trở ống dẫn tiểu, khiến bàng quang phải lọc nhiều hơn. Sỏi thận gây xuất hiện triệu chứng như tiểu đêm, tiểu dắt, tiểu ra máu, căng tức bọng đái… Các biểu hiện trên có xu hướng xuất hiện cả ngày lẫn đêm.
  • Viêm & xơ tuyến tiền liệt ở nam giới: Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới. Viêm tuyến tuyền liệt (viêm tiền liệt tuyến) là một dạng viêm nhiễm tại bộ phận tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hay yếu tố khác (chèn ép tuyến tiền liệt, quan hệ tình dục không điều độ, chấn thương…). Tuyến tiền liệt khi bị phình to sẽ gây chèn ép lên bàng quang và ống dẫn nước tiểu, khiến cho bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Tiểu đường tuýp 2, đáo thái đường tuýp 2 hay đái tháo tháo đường không phụ thuộc Insuliin là bệnh mạn tính, xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao, vượt ngưỡng cho phép. Với dạng bệnh này, tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó mà các tế bào trong cơ thể không thể dùng glucose làm nguồn năng lượng, do đó nồng độ đường trong máu tăng cao và gây tác động xấu đến sức khỏe. Đường huyết hoặc lượng đường dư thừa có xu hướng dịch chuyển về phía thận, kéo theo đó là lượng nước trong cơ thể. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường cũng dễ bị chứng tiểu đêm nhiều lần.

Triệu chứng nhận biết

Người bị tiểu đêm nhiều lần thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Lượng nước tiểu được sản xuất quá mức.
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Cảm giác buồn tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong.

Ngoài ra, việc bị đánh thức bởi những lần đi tiểu đêm còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe như mệt mỏi, xanh sao, da vàng, hay cáu gắt, chán ăn…

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐÊM

Tiểu đêm nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để biết chính xác nguyên nhân, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn sẽ được chỉ định một số biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu chứng tiểu đêm nhiều lần là do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc, chuyên gia có thể cân nhắc điều chỉnh các loại dược phẩm khác phù hợp hơn

Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng cholinergic, acetylcholin: giãn cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức, nhờ vậy mà giảm thiểu số lần đi tiểu đêm.
  • Nhóm thuốc antimuscarinic (Darifenacin, Solifenacinvà Oxybutynin…): thuốc chứa một số chất kháng thụ thể muscarinic acetylcholine – chất có khả năng ngăn tiểu đêm nhiều lần.
  • Thuốc chẹn alpha-1: ngăn ngừa tăng trương lực và giúp cho cổ bàng quang được nới rộng ta, từ đó cải thiện chức năng tiểu tiện, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thuốc an thần: Tiểu đêm nhiều lần có thể gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến thể chất và tâm trạng. Thuốc an thần có tác dụng dịu thần kinh khi phải thức dậy nhiều lần trong đêm.

Bên cạnh một số loại thuốc đặc trị triệu chứng, bệnh nhân cần thăm khám trực tiếp với chuyên gia để biết chính xác nguyên nhân phát sinh bệnh để có biện pháp điều trị tận gốc.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn