Corticoid được ví như thần dược chữa bệnh viêm khớp. Tuy nhiên việc sử dụng Corticoid gây nhiều tai biến nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách trong thời gian dài.
- Y sĩ YHCT Sài Gòn lưu ý về dụng cụ sử dụng sắc thuốc
- Y Sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ phương pháp châm cứu chữa bệnh
- Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn lối thoát cho Cử nhân thất nghiệp
Bài viết dưới đây đây Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giải thích đầy đủ các tai biến cũng như các tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng Corticoid không đúng cách
Corticoid là gì?
Corticoid hay corticosteroid là hoocmon steroid được sản xuất từ vỏ tuyến thượng thận hoặc các chất tổng hợp tương tự hoocmon đó. Có 2 Corticoid tự nhiên trong cơ thể là: cortisol và hydrocortisol. Ngoài hai Corticoid này, còn có một số Corticoid tổng hợp thường được dùng trong lâm sàng như: dexamethason, prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…
Corticoid có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Về mặt lợi ích, Corticoid có nhiều tác dụng trong việc điều trị như chống viêm, chống dị ứng, trị các bệnh xương khớp. Ngoài ra, Corticoid còn dùng trị sẹo lồi, dùng cho phụ nữ dọa sinh non….Chính tác dụng chống viêm rất hiệu quả trong các bệnh viêm khớp và kích thích ăn ngon của Corticoid mà nhiều thuốc đông y hiện nay thường trộn lẫn Corticoid (nhất là thuốc trị đau khớp, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ,…). Tuy nhiên, khi sử dụng liều cao trong thời gian dài, cơ thể sẽ tăng trọng và phù, làm loãng lương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, loét dạ dày. Do tác dụng ức chế miễn dịch của Corticoid nên gây giảm sức đề kháng của cơ thể và dễ dẫn đến nhiễm trùng (nấm da). Ngoài ra, Corticoid còn có thể gây ức chế tuyến thượng thận không hồi phục. Đối với thuốc bôi ngoài, dùng lâu dài dễ làm teo da, rạn da, da nhiễm trùng, trứng ca đỏm mụn li ti và rối loạn sự phát triển hệ lông (rậm lông)….. Tuy nhiên, các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng lưu ý những tác dụng phụ quan trọng như loãng xương, nhiễm khuẩn, suy tuyến thượng thận, hội chứng cai thuốc.
- Loãng xương: Corticoid ức chế quá trình tạo xương gây mất cân bằng giữa quá trình hủy xương và tạo xương. Đó là yếu tố dễ dẫn đến gãy xương đùi, gãy xương đốt sống, lún xương,. …Loãng xương thường gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh. Để dự phòng loãng xương do Corticoid, có thể dùng canxi phối hợp với vitamin D hoặc dùng estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh, androgen cho nam giới, hoặc biphosphonat.
- Nhiễm khuẩn: Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, làm dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, dể nhiễm nấm, vi khuẩn. Ví dụ như vi khuẩn lao, các mycobacteria, pneumocystis carinii,…
- Suy tuyến thượng thận: Corticoid dùng liều cao, kéo dài gây ức chế trụ hạ đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận, gây suy tuyến thượng thận.
- Hội chứng cai thuốc: Khi đang dùng Corticoid, đột ngột ngưng thuốc hay giảm liều đột ngột dễ gây hội chứng cai thuốc gồm các triệu chứng sau: sốt cao, hạ huyết áp, nôn, buồn nôn,….Tuy nhiên để tránh hội chứng cai thuốc nên giảm liều từ từ, hoặc dùng liều cách ngày.
Dùng Corticoid như thế nào để tránh tác dụng phụ?
Corticoid được xem như là thần dược chữa bệnh viêm khớp, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng cách vẫn có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ tư vấn cách sử dụng thuốc đúng cách tránh nhưng tác dụng phụ nguy hiểm:
- Dùng thuốc vào buổi sáng: nồng độ cortisol trong máu cao nhất vào khoảng 8 giờ sáng. Bởi vậy, phải dùng thuốc vào buổi sáng để nồng độ đạt cao nhất trong máu tương ứng với thời điểm tuyến thượng thận tiết ra hoocmon.
- Giảm muối trong thời gian điều trị Corticoid: Corticoid có tác dụng giữ muối và nước gây phù vì vậy cần hạn chế muối trong khẩu phần ăn hằng ngày nhưng tăng thêm lượng protein.
- Không ngừng thuốc đột ngột: Corticoid gây ức chế tuyến thượng thận, tuyến thượng thận kích thích não bộ. Khi nồng độ Corticoid đủ lớn, tuyến thượng thận không sản xuất cortisol. Khi ngừng Corticoid thì sẽ thiếu Corticoid cấp, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan. Do đó, chúng ta cần phải giảm liều từ từ.
- Kiểm tra glucose máu: Corticoid ảnh hưởng đến sự chuyển hóa đường ở gan, làm tăng sản xuất glucose ở gan, làm tăng đường huyết. Do đó, cần kết hợp kiểm tra đường huyết khi dùng Corticoid, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Kiểm tra huyết áp: Corticoid gây giữ muối và nước, gây tăng huyết áp. Do đó cần theo dõi huyết áp, đặc biệt ở người cao tuổi.
- Nguy cơ loãng xương: Điều trị Corticoid trong thời gian dài, cần theo dõi mật độ xương thường xuyên đối với đối tượng có nguy cơ cao.
Tóm lại, thuốc kháng viêm Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng điều trị tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm này dễ xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm. Do đó, khi dùng cần hạn chế tối đa tác dụng phụ và lựa chọn thời điểm dùng thuốc thích hợp.