Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn nói gì về bệnh phong thấp

5 Bình chọn

Bệnh phong thấp là một bệnh thường xảy ra khi thời tiết bắt đầu trở lạnh. Bệnh này được điều trị như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn nói gì về bệnh phong thấp
Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn nói gì về bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là bệnh gì?

Bệnh phong thấp là một loại bệnh lý bị viêm, có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ các khớp xương (các bệnh lý liên quan đến vùng khớp có thể xảy ra như: hiện tượng viêm khớp, thoái hóa khớp, hay hiện tượng tổn thương phần sụn của các đầu xương), cột sống, hệ tim mạch, hệ thần kinh và các bắp thịt luôn trong tình trạng sưng đỏ và đau nhức,…

Nguyên nhân bị phong thấp là gì?

Các bác sĩ Y học cổ truyền cho biết bệnh phong thấp vẫn chưa có phương pháp để xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh phong thấp là di truyền, miễn dịch, viêm nhiêm và môi trường.

Yếu tố di truyền: Theo nhiều báo cáo nghiên cứu, các yếu tố di truyền chiếm 50% đến 60% các yếu tố liên quan đến bệnh phong thấp. Có nhiều gen nhạy cảm có liên quan đến sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm HLA-DR, PADI4 và PTPN22.

Yếu tố nội tiết: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng của estrogen và progesterone có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh thấp khớp.

Yếu tố truyền nhiễm: Bệnh nhân bị nhiễm một số loại virus, vi khuẩn truyền nhiễm như virus Epstein-Barr, Parvo virus B19, vi rút cúm và M.Tuberculosis dẫn đến sự khởi phát của bệnh phong thấp.

Yếu tố khác: Những người mắc bệnh xương khớp, chấn thương, nghiện hút thuốc lá, thời tiết lạnh và kích thích tinh thần có thể liên quan đến sự phát triển của các chứng bệnh phong thấp xương khớp.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

Đông y chữa bệnh phong thấp như thế nào?

Đông y chữa bệnh phong thấp bằng sự kết hợp của 2 loại cây là rễ cây lá lốt và rễ cây mắc cỡ. Lá lốt là một loại cây quen thuộc được nhân dân ta trồng khắp mọi miền đất nước, vừa có thể dùng làm gia vị, vừa có thể dùng để chữa bệnh. Đặc biệt, lá lốt được dùng để chữa các chứng bệnh về xương khớp như chữa gai cột sống bằng lá lốt, chữa đầu gối sưng đau.

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ bài thuốc đông y, cụ thể cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 100 gam rễ cây lá lốt, 200 gam rễ cây mắc cỡ, 10 gam quế chi, 10 gam gừng khô. Sau đó, chúng ta rửa sạch tất cả các nguyên liệu cho vào ấm sắc thuốc cùng 4 chén nước, đem sắc đến khi còn 1,5 chén thuốc. Uống ngày 3 lần sau khi ăn.

Các cách phòng tránh đau nhức do bệnh phong thấp gây ra

+ Những bệnh nhân bị phong thấp luôn nhớ phải giữ ấm cơ thể, không để cơ thể tiếp xúc với khí lạnh và ẩm.

+ Ngoài ra, những bệnh nhân này nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E như các loại quả: cam, xoài, bí đó, rau xanh, ngũ cốc, ổi,…nhằm nâng cao khả năng đề kháng và sức miễn dịch của cơ thể. Người bệnh cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega 3, collagen.

Y sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định phong thấp là một bệnh phổ biến, thường gặp khi thời tiết thay đổi. Nó gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng đau nhức, mọi người cần chú ý giữ ấm cơ thể và dùng thuốc đúng.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn