Bệnh Gout đã và đang trở thành căn bệnh phổ biến trong đời sống người dân, chiếm tỉ lệ cao thứ 3 sau thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
- Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn tất cả về Vitamin A
- Dược sĩ Sài Gòn giải đáp thắc mắc về bệnh ung thư cổ họng
- Dược sĩ Sài Gòn lưu ý tác dụng phụ khi dùng Corticoid sai cách
Bệnh Gout đã và đang trở thành căn bệnh phổ biến và mang đến không ít những phiền toái, hạn chế hoạt động thường ngày của người dân.Vậy điều trị bệnh Gout như thế nào là hợp lý? Bài viết dưới đây, các Điều dưỡng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ nhất về bệnh Gout cũng như các cách điều trị bệnh Gout cơ bản nhất
GOUT – The king of diseases and the disease of kings
Bệnh Gout là tình trạng viêm khớp do nồng độ acid uric tăng cao làm lắng đọng các tinh thể kết tinh tại các mô như sụn khớp. Các đại thực bào tấn công các tinh thể urat bắt đầu phóng thích các chất gây viêm, gây ra các cơn bệnh Gout cấp đau dữ dội.
Khi chưa có các kết quả cận lâm sàng, có thể sử dụng một số dấu hiệu chẩn đoán bệnh Gout một cách tương đối:
- Sưng, đỏ, đau, có thể sốt nhẹ
- Lúc đầu chỉ đau 1 khớp. Sau có thể đau nhiều khớp, không đối xứng.
- Vị trí viêm thường là khớp ngón chân cái, bàn chân, cổ chân, đầu gối, khớp ngón tay
Phân loại bệnh Gout
- Gout cấp tính: Cơn Gout cấp thường xuất hiện đột ngột ban đêm, thường tại 1 bên khớp bàn – ngón chân cái xuất hiện tình trạng sưng, đỏ, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, thay đổi thứ tự ở các khớp khác. Cơn Gout có thể kéo dài 5-7 ngày, hết cơn, khớp trở lại bình thường.
- Gout mãn tính: Có thể viêm nhiều khớp, khớp bị biến dạng, teo cơ, có các cục u phần mềm quanh khớp (tophi)
Yếu tố nguy cơ khi mắc bệnh Gout
Xã hội ngày càng phát triển kèm theo đó nguy cơ mắc bệnh bệnh Gout ngày càng tăng cao, một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh bệnh Gout được liệt kê dưới đây:
- Lối sống: béo phì, ăn nhiều thịt đỏ và hải sản, rượu (alcol – giảm đào thải acid uric), bia (chứa purin), đường fructose (syrup bắp)
- Nhân khẩu học: tuổi (tỉ lệ cao trên 40 tuổi – đặc biệt phụ nữ tuổi mãn kinh), giới tính (nam giới chiếm tỉ lệ rất cao)
- Bệnh lý: tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipid huyết, suy thận mạn,…
- Thuốc sử dụng: Niacin, Cyclosporin, Thuốc lợi tiểu, Aspirin (liều thấp < 325 mg),…
Các Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết bệnh Gout lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng: đột quỵ, các bệnh về gan, tim, đặc biệt suy thận, tai biến mạch máu. Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh bệnh Gout đang trẻ hóa dần và tần suất các cơn bệnh Gout ngày càng tăng. Việc kiểm soát cơn bệnh Gout qua chế độ sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Các cách điều trị bệnh Gout
Mục tiêu điều trị bệnh bệnh Gout là giảm viêm trong đợt bệnh Gout cấp, hạ nồng độ acid uric về mức cho phép và duy trì ở mức độ cho phép đồng thời dự phòng tái phát cơn bệnh Gout và các biến chứng mà bệnh đem lại
Việc kiểm soát cơn bệnh Gout qua chế độ sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng, có tất nhiều cách để hạn chế cũng như điều trị việc tái phát bệnh bệnh Gout có thể kể đến như sau:
Điều trị bệnh Gout bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng:
- Uống nhiều nước (giảm nồng độ acid uric), đặc biệt các loại nước khoáng mang tính kiềm
- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin – là nguyên liệu tạo acid uric: hải sản (cá hồi), thịt đỏ, nấm, các loại đậu, tạng động vật, rượu bia,…
- Chế độ ăn giàu tính kiềm: nhiều rau,…
- Vitamin C, acid citric: cẩn thận với những bệnh nhân suy thận, sỏi thận
Điều trị bệnh Gout bằng phương pháp ngoại khoa:
Trong trường hợp bệnh Gout kèm các biến chứng loét, hay kích thước hạt tophi quá lớn, bội nhiễm gây ảnh hưởng vận động, phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi được chỉ định.
Điều trị bệnh Gout bằng thuốc tây:
Điều dưỡng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, thuốc kiểm soát các cơn bệnh Gout cấp có thể kể đến:
- Colchicin: khi bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bệnh Gout, hiệu quả cao khi sử dụng trong vòng 12h đầu bắt đầu khởi phát cơn bệnh Gout, khởi đầu bằng liều thấp.
- NSAIDs: đơn trị hoặc có thể sử dụng phối hợp với colchicin tránh liều cao colchicin gây độc
- Corticoid: sử dụng khi bệnh nhân không dung nạp colchicin, NSAIDs => nhiều ảnh hưởng có hại, tránh sử dụng lâu dài
Thuốc làm hạ và duy trì nồng độ acid uric – thường không sử dụng trong cơn bệnh Gout cấp
- Ngăn tổng hợp acid uric: Allopurinol – trường hợp bệnh nhân dị ứng, có thể dùng liều thấp tăng từ từ đến liều đáp ứng. Febuxostat sử dụng đối với bệnh nhân bị suy thận nặng.
- Tăng đào thải acid uric: Probenecid, Sunfinpyrazol, Benzbriodaron, Benzbromaron. Một số thuốc điều trị huyết áp có thể tăng đào thải acid uric như Fenofibrat, Losartan => Sử dụng trong điều trị các bệnh kèm theo.
- Tiêu hủy acid uric: Uricase
(* Lưu ý khi điều trị bệnh Gout:
- Hàm lượng uric cao chưa hẳn là bệnh bệnh Gout, chỉ là tiền đề khởi phát
- Sử dụng thuốc điều trị khi bệnh nhân có dấu hiệu khởi phát cơn bệnh Gout. Nếu không, chỉ cải thiện lối sống cho bệnh nhân.
- Đối với bệnh nhân bị sỏi thận hay suy thận, cần điều trị ngay bằng allopurinol (lưu ý tốc độ thanh thải của thận để chọn liều điều trị phù hợp) dù nồng độ acid uric thấp
- Dựa vào lượng urat trong nước tiểu (lớn hay nhỏ hơn 750 mg/ 24h) để lựa chọn thuốc phù hợp: tăng đào thải hay ngăn tổng hợp
- Ngoài ra, các yếu tố nhiệt độ (thấp), nồng độ acid uric (>9), pH (acid) cũng ảnh hưởng đến việc khởi phát cơn bệnh Gout (tạo điều kiện kết tinh tinh thể urat). Kiểm soát 3 yếu tố này cũng cải thiện đáng kể bệnh bệnh Gout.)
Hi vọng qua bài viết dưới đây của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các bạn sẽ có được cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh cũng như điều trị cơ bản về bệnh Gout và có một cuộc sống vui vẻ hơn!