Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp ở trẻ em mắc bệnh viêm phế quản

Rate this post

Khi bắt đầu vào mùa lạnh, trẻ em thường là đối tượng mắc bệnh viêm phế quản. Vì vậy, việc trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh viêm phế quản ở trẻ em là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé

Trẻ em mắc bệnh viêm phế quản
Trẻ em mắc bệnh viêm phế quản

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ về bệnh viêm phế quản ở trẻ em qua bài viết sau đây!

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở bé đến từ virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng. Nhưng chủ yếu là do vi khuẩn có sẵn trong mũi và họng của bé khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Đồng thời vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường máu và cộng hưởng với các yếu tố bất lợi của môi trường như thời tiết chuyển mùa lạnh,khói bụi, ô nhiễm… làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.

Tùy theo thể trạng của bé mà mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu sức đề kháng của trẻ tốt chỉ bị tổn thương một phần thùy hoặc thùy phổi. Đối với các trẻ nhỏ, sinh non, suy dinh dưỡng hoặc đang bệnh nhiễm trùng khác sẽ làm tổn thường lan tỏa do sức đề kháng non nớt

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM

Giai đoạn khi bệnh mới khởi phát

Trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt nhẹ, ho khan, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và hay quấy khóc. Nếu để lâu không chữa trị, trẻ sẽ bị sốt cao hơn, khó thở bình thường mà phải thở bằng miệng, toàn thân tím tái kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Giai đoạn bệnh trở nặng

  • Trẻ bị sốt cao từ 38 – 40 độ, kèm triệu chứng mệt mỏi, môi khô, đổ nhiều mồ hôi.
  • Xuất hiện các cơn ho kéo dài, có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
  • Trẻ bị khó thở, có thể thấy dấu hiệu bị co rút lồng ngực rất rõ.
  • Trẻ bị tím tái tại đầu các chi, vùng môi hoặc toàn thân.
  • Xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, hay nôn mửa, đi ngoài phân lỏng.
  • Khi bệnh đã chuyển nặng, trẻ sẽ co giật, vật vã hôn mê, tim nhanh, mạch nhỏ.

Khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

PHÒNG BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, để phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn đủ chất để nâng cao sức đề kháng.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ hằng ngày đặc biệt là các khu vực tai, mũi, họng. Đồng thời, trước khi bế hoặc cho trẻ bú, bạn phải vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất hoặc lông của thú nuôi như chó, mèo…
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt về mùa đông, khi thay đổi thời tiết.
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, phòng ngủ của trẻ, giữ môi trường xung quanh bé được thông thoáng, tránh ẩm thấp và không có gió lùa trực tiếp.
  • Bạn nên thường giặt và phơi nắng chăn gối của trẻ.
  • Cách ly trẻ khi trong nhà có người mắc bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm khuẩn.
  • Cho bé uống nước ấm hàng ngày để không bị sung huyết.

Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em chính vì vậy mà chúng ta hãy bảo vệ các bé trong vùng an toàn nhất.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ KHI MẮC BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN

Cũng theo điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, chế độ ăn của trẻ cần có những loại thực phẩm nên dùng và hạn chế, cụ thể:

Những thực phẩm khuyên dùng

  • Tránh hoặc hạn chế ăn những những xào, chiên như: khoai tây chiên, thịt chiên,…
  • Hạn chế lượng muối trong thức ăn, vì nó có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản gia tăng.
  • Kiêng ăn các đồ cay nóng như: ớt, hạt tiêu,… rất dễ gây kích thích niêm mạc phế quản làm cho bé ho nhiều hơn.
  • Nên tránh ăn những quả có vị chua như: mận, táo chua, me, ổi,… vì những loại trái cây này làm khó long đờm.
  • Nên hạn chế ăn đường vì lượng đường cao cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó thở.
  • Không nên cho bé ăn những thức ăn hoặc đồ uống lạnh vì nó sẽ làm cho tình hình ho thêm kéo dài và lâu khỏi hơn.
  • Bé nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh hoặc thức ăn chế biến sẵn.

Những thực phẩm cần hạn chế

  • Uống nước nhiều giúp đào thải những chất độc hại ra ngoài một cách dễ dàng nhất. Trẻ bị viêm phổi thường bị mất nước nhiều hơn những người bình thường, khi uống nhiều nước sẽ giúp cho trẻ giảm tình trạng viêm sưng, tuy nhiên vào mùa lạnh nên cho trẻ uống nước ấm.
  • Các món cháo, các bạn nên cho trẻ ăn những loại cháo có tác dụng trị ho, tan đờm,… Một số món cháo mà bố mẹ có thể nấu cho bé bị viêm phể quản như: Cháo hành, cháo hạnh nhân, cháo sa sâm,…

Bên cạnh việc ăn uống đều độ và phù hợp thì bố mẹ nên theo dõi tình hình bệnh của trẻ, nếu như có những dấu hiệu gì bất thường thì phải đưa đến gặp bác sĩ sớm nhất.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn