Cùng Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tìm hiểu về công dụng của Nhót

Rate this post

Có thể bạn chưa biết, không chỉ quả nhót mà nhiều bộ phận của cây nhót cũng là cách vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y và thường xuyên được các Y sĩ Y học cổ truyền sử dụng

Cùng Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tìm hiểu về công dụng của Nhót
Cùng Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tìm hiểu về công dụng của Nhót

Sơ lược về Nhót

Theo Y học hiện đại, Nhót có tên khoa học là Elaegagnus latifolia L. Về dưỡng chất, thành phần của quả nhót gồm: Nước 92%, Protid 1,25%, Axit Hữu Cơ 2%, Glucid 2,1%, Cellulose 2,3%, Photpho 30mg, Canxi 27mg, Sắt 0,2 Mg. Trong lá nhót có chứa nhiều Polyphenol, Tamin, Saponozit.

Theo Y học cổ truyền, Nhót còn có tên gọi khác là lót, hồ đồi tử, bất xá,… quả nhót có tính bình, có vị chua, chát. Có tác dụng chữa tiêu đờm, ho, chữa lỵ, tiêu chảy… Ngoài quả thì lá, rễ, hạt của cây nhót đều được dung là vị thuốc chữa bệnh trong Đông y. Lá nhót có tác dụng rất tốt trong kháng khuẩn, chữa cảm sốt, lỵ…có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ cây nhót có vị chua, tính bình, có tác dụng cầm máu, giảm đau

Công dụng chữa bệnh từ Nhót trong Đông Y

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, nhót có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và thường được các Y sĩ Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc trị những chứng bệnh phổ biến. Dưới đây là một số công dụng từ Nhót mà bạn có thể tham khảo:

Trị ho ra máu, chảy máu cam

Chuẩn bị : Rễ nhót, ngãi điệp, cỏ nhọ nồi và trắc bách diệp, mỗi vị sử dụng một lượng bằng nhau,

Cách dùng: Đem các nguyên liệu sao đen sắc lấy nước, ngày uống 3 lần trước khi ăn, mỗi lần uống trước bữa ăn1,5 tiếng. (Lưu ý trong khi dùng thuốc, người bệnh nên kiêng đồ nóng như rượu, bia, ớt,…)

Trị lỵ trực khuẩn và tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 30g lá nhót tươi (hoặc 12g lá nhót khô),
  • Cách dùng: Đem nguyên liệu đã chuẩn bị sao vàng, sau đó đun với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày, uống trước bữa ăn. Liệu trình từ 2-3 tuần cho đến khi thuyên giảm.

Trị ho

  • Chuẩn bị: 10 quả nhót xanh, 10g trần bì và 10 quả quất
  • Cách dùng: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Trị hen suyễn, ho nhiều đờm

  • Chuẩn bị: 6g lá nhót và 12g lá táo ta, 6g hạt cải bẹ và 6g hạt củ cải
  • Cách dùng: Lá táo ta sao vàng rồi giã nát, hạt cải bẹ và hạt củ cải sao vàng, giã dập cả 2 rồi cho vào túi vải. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc kỹ lấy nước, chia uống 3 lần trước bữa ăn.Liệu trình 2-3 tuần cho đến khi thuyên giảm.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền

Chữa tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 10 quả nhót xanh, 4g rễ cây nhót và 2g rễ cây mơ,
  • Cách dùng: Các nguyên liệu đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, uống 3 lần trong ngày.

Chữa kiết lỵ mạn tính

  • Chuẩn bị: 7 quả nhót chín, 10g lá khổ sâm, 25g lá mơ lông,
  • Cách dùng: Đem các nguyên liệu sắc lấy nước chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Liệu trình sử dụng từ 7-10 ngày.

Chữa viêm xoang

  • Lấy hoa nhót và búp cây đa lông mỗi loại 1 lượng bằng nhau, sau đó tán nhỏ. Mỗi lần sử dụng lấy 8g uống với rượu nhẹ, mỗi ngày uống 2 lần.

Ngòa các bài thuốc trên, lá nhót còn có nhiều công dụng trong việc điều trị ong đốt, rắn cắn hoặc giúp cầm máu

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tuy nhót có nhiều công dụng, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng, bởi vậy người bệnh trước khi sử dụng những bài thuốc trên cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hoặc những Y sĩ trực tiếp thăm khám bệnh

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn