Chuyên gia Điều dưỡng SG tư vấn biện pháp xử lý ngộ độc hiệu quả

Rate this post

Vấn đề ngộ độc trở nên thường xuyên hơn khi công nghệ hóa học thực phẩm, dược phẩm phát triển, có thể bệnh nhân vô tình hoặc có ý định tự tử. Hiểu biết để xử trí ngộ độc trở nên cần thiết.

Chuyên gia Điều dưỡng SG tư vấn biện pháp xử lý ngộ độc hiệu quả
Chuyên gia Điều dưỡng SG tư vấn biện pháp xử lý ngộ độc hiệu quả

Hãy cùng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về các biện pháp xử lí ngộ độc cùng chuyên gia Cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn qua bài viết dưới đây. Trước tiên ta cần biết ngộ độc là gì?

Ngộ độc là gì?

Ngộ độc là quá trình tiếp xúc với một chất có khả năng gây nguy hại đến cơ thể, thông qua đường ăn uống, thông khí, tiêm hay qua da. Bất kỳ hóa chất nào cũng có khả năng gây ngộ độc khi sử dụng quá liều.

Trường hợp ngộ độc do vô tình thường không nặng. Ngộ độc do tự tử hoặc do bị đầu độc bệnh nhân thường ở trong tình trạng rất nặng do sử dụng với liều cao, hoặc do cố ý che dấu, vì vậy không phát hiện sớm để xử trí kịp thời và khó phát hiện các dấu hiệu đặc hiệu nên việc chẩn đoán và xử trí gặp nhiều khó khăn.

Các biện pháp xử lý khi bị ngộ độc

Theo các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đăng Điều dưỡng Sài Gòn , xử trí ngộ độc cần phải thực hiện theo 3 nguyên tắc chung:

Thứ nhất: Hồi sức tích cực và điều trị triệu chứng

Qúa trình này nhằm phục hồi hai chức năng sống của con người là hô hấp và tuần hoàn. Bên cạnh đó cần điều trị các triệu chứng như co giật, hạ thân nhiệt, tăng thân nhiệt,…

Hô hấp: Suy hô hấp thường xuất hiện khi ngộ độc. Cần đưa bệnh nhân đến nơi thoáng khí, thực hiện các biện pháp để thông khí đường thở: điều chỉnh tư thế để tránh chặn đường thở, thực hiện các biện pháp thở oxy, hà hơi thổi ngạt, bóp bóng, dùng thuốc kích thích hô hấp hoặc cho thở máy.

Huyết áp: Tim mạch là một trong những cơ quan dễ bị ảnh hưởng khi bị ngộ độc, đặc trưng là dấu hiệu tụt huyết áp, nếu tụt quá mức, có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục và hoại tử ống thận. Khi xử trí, để bệnh nhân nằm đầu thấp, truyền dịch và dùng các thuốc kích thích co bóp tim, gây co mạch để làm tăng huyết áp. Rối loạn dẫn truyền và loạn nhịp cũng rất hay gặp. Tùy mức độ rối loạn mà có biện pháp xử lý khác nhau.

Thân nhiệt: Khi bệnh nhân bị hạ thân nhiệt cần ủ ấm và làm các biện pháp tăng thân nhiệt cho bệnh nhân. Sốt cao cũng thường gặp trong nhiều trường hợp ngộ độc. Khi bệnh nhân sốt cao cần phải nới rộng hoặc bỏ bớt quần áo hoặc chườm khăn ướt ấm hoặc dùng các thuốc hạ sốt.

Co giật: Khi ngộ độc các thuốc đặc biệt là các thuốc kích thích TKTW, có thể xuất hiện co giật. Tùy theo loại thuốc gây ngộ độc mà cơn co giật có tính chất khác nhau, cần để người bệnh nơi yên tĩnh, hạn chế tối đa các kích thích và có biện pháp hạn chế cắn phải lưỡi. Nếu cơn co giật ngắn, không lặp lại thì không cần phải điều trị. Khi cơn co giật kéo dài, lặp lại nhiều lần có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp thì phải dùng các thuốc chống co giật.

Thứ 2: Loại trừ các chất gây độc ra khỏi cơ thể

Qúa trình hấp thu và thải trừ của chất gây độc cũng quyết định các biện pháp loại các chất gây độc ra khỏi cơ thể khác nhau.

Loại qua đường tiêu hóa: Hạn chế tối đa sự hấp thu, tăng thải trừ chất gây độc qua đường tiêu hóa có thể sử dụng các biện pháp khác nhau. Đối với ngộ độc các chất qua đường tiêu hóa, chưa hôn mê cần phải gây nôn bằng biện pháp ngoáy họng, hoặc dùng sirô ipeca, có thể rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý ấm, hoặc dung dịch thuốc tím 0,1% trong vòng 6 giờ đầu hoặc 24h đối với những thuốc lưu trữ tại dạ dày ruột lâu. Không dùng biện pháp này khi ngộ độc các chất như acid, kiềm và các chất bay hơi.

Có thể dùng than hoạt tính, kết hợp với sorbitol và các thuốc tẩy muối để làm tăng thải trừ qua phân. Than hoạt tính có diện tích bề mặt lớn nên hấp phụ mạnh các chất lên bề mặt, làm hạn chế sự tiếp xúc giữa chất gây độc với niêm mạc đường tiêu hóa, giảm hấp thu.

Đối với chất độc có cấu trúc alcaloid như morphin, benladon, quinin, quinidin… có thể cho người bệnh uống dung dịch tanin hoặc nước chè, cafe, nước búp sim… để gây kết tủa các chất, hạn chế hấp thu và tăng thải trừ qua phân.

Để tránh tăng độ tan làm tăng hấp thu các chất gây độc không nên dùng các thuốc tẩy dầu.

Loại qua đường tiết niệu: Hầu hết các thuốc và các chất gây độc đều được thải trừ qua thận với tỷ lệ khác nhau. Tùy tình trạng người bệnh, đặc biệt là mức độ suy thận và tính chất lý hóa của các chất gây độc mà sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc toan hóa hoặc kiềm hóa nước tiểu để gây tăng thải trừ chất gây độc qua thận. Tuy nhiên, quá trình này khó thực hiện do bệnh nhân khó chịu, có thể làm nặng thêm tổn thương thận.

Loại bằng phương pháp lọc máu: Khi người bệnh bị ngộ độc ở trong tình trạng nặng hoặc các chất gây độc có thể tích phân bố thấp sử dụng phương pháp thẩm phân màng bụng hoặc chạy thận nhân tạo sẽ mang lại hiệu quả.

Loại qua các đường khác: Khi ngộ độc các chất qua da cần loại bỏ nhanh quần áo và rửa vùng da bị nhiễm độc bằng xà phòng và nước. Những chất có tính bay hơi thải trừ qua đường hô hấp, khi ngộ độc trước tiên cần để người bệnh nơi có sự thông khí tốt, kích thích hô hấp giúp tăng thải trừ nhanh chất gây độc.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Thứ 3: Trung hòa chất gây độc

Dựa vào tính chất lý hóa, tính đặc hiệu của chất độc mà lựa chọn chất đối kháng để giải độc. Ngoài ra, còn có thể dùng các chất khác ví dụ như tạo phức chelat – tạo ra hiện tượng tương kỵ hóa học toàn thân để điều trị ngộ độc các kim loại nặng.

Hi vọng qua bài viết này từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các bạn đã có được các biện pháp xử trí kịp thời khi bị ngộ độc.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn