Cảm lạnh là căn bệnh thường gặp nhất, thường xảy ra vào mùa thu đông. Người lớn có thể mắc 2-4 lần/năm, trẻ em có thể mắc khoảng 6-12 lần/năm. Là bệnh truyền nhiễm do virus.
- Kiểm soát rối loạn Lipid huyết cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu biện pháp hạn chế béo phì từ chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu về Gan cùng chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Điều trị cảm lạnh như thế nào là hiệu quả nhất, hãy cùng các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Dự phòng cảm lạnh?
Các biện pháp giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ
- Không dùng tay bẩn sờ vào mắt, mũi, miệng
- Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc người đang bị bệnh
- Không cho trẻ dùng chung đồ chơi với trẻ đang mắc bệnh.
Các biện pháp ngăn ngừa sự lan truyền virus gây bệnh:
- Hạn chế tiếp xúc với người khác khi đã có triệu chứng cảm lạnh.
- Khử trùng thường xuyên các bề mặt, vật dụng thường dùng như: nắm cửa, công tắc điện, điều khiển…
- Trước khi ho/ hắt hơi, quay mặt khỏi người khác, đồng thời che miệng và mũi khi ho/ hắt hơi bằng giấy vệ sinh dùng 1 lần hoặc bằng mặt trong khuỷ tay.
- Rửa tay sau khi ho, hắt hơi, xì mũi.
Điều trị cảm lạnh bằng thuốc?
Không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi cảm lạnh, nên mục tiêu điều trị chỉ là ngăn ngừa lây lan và giảm nhẹ triệu chứng. Các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn đã thống kê các nhóm thuốc nên dùng khi mắc cảm lạnh cụ thể như sau:
Thuốc chống nghẹt mũi
Các loại thuốc nên sử dụng:
- Pseudoephedrin và Phenylephrin là thuốc co mạch chủ yếu được sử dụng đường uống trog điều trị nghẹt mũi.
- Những thuốc khác được sử dụng điều trị tại chỗ, dưới dạng thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt khí dung: Naphazolin, Oxymetazolin, Phenylephrin…
- ADR
+ Trên tim mạch: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, tăng huyết áp.
+ Trên thần kinh trung ương: gây rối loạn thần kinh, nhức đầu, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, bồn chồn, ảo giác. Tai biến mạch máu não thỉnh thoảng gây tử vong.
+ Tăng nhãn áp góc đóng
+ Bí tiểu
- Cần thận trọng:
+ Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…
+ Nguy cơ bí tiểu liên quan đến rối loạn ống nước tiểu tuyến tiền liệt.
+ Tăng nhãn áp góc đóng.
+ Người chơi thể thao: do gây phản ứng dương tính với các xét nghiệm thử doping.
+ Cường giáp
- Naphazolin không phải là “thần dược” chữa ngạt mũi.
+ Khi sử dụng thường xuyên thuốc co mạch này, cuống mũi bị co lại một cách cưỡng bức và dần dần hoạt động sẽ lệ thuộc vào thuốc tới một lúc nào đó sẽ trơ đối với thuốc.
+ Ở những bệnh nhân này thường bị mất khứu giác hoặc kém ngửi, mũi khô, đôi khi có đau đầu…
*Chú ý: Không nên dùng thuốc nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết trở lại. Khi dùng thuốc nhỏ mũi liên tục 3 ngày không đỡ người bệnh cần ngừng thuốc và đi tới bác sĩ để khám bệnh.
Thuốc giảm đau/ hạ sốt
Sử dụng các loại thuốc sau:
- Pracetamol
+ Lựa chọn hàng đầu để hạ sốt ở bệnh nhân không có bệnh về gan.
+ Hạ sốt và giảm đau nhưng không kháng viêm.
+ Nhiều dạng bào chế. Liều dùng 10-15 mg/ mỗi 4-6h, tối đa 4g/24h (2g/ 24h bệnh nhân gan).
+ Ngộ độc gan khi sử dụng lâu dài, quá liều, người nghiện rượu, người suy dinh dưỡng.
+ Lựa chọn ưu tiên cho phụ nữ có thai.
- NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen)
+ Chỉ định: hạ sốt, giảm đau, chống viêm.
+ ADR: khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, biếng ăn, đau vùng thượng vị, viêm loét/ chảy máu dạ dày, suy thận, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quị.
+ Chống chỉ định: tránh sử dụng trong 6 tháng đầu thai kì, chống chỉ định trong 3 tháng cuối. Nguy cơ tim mạch của Naproxen thấp hơn Ibuprofen ở bệnh nhân tim mạch nếu phải sử dụng NSAIDs.
- Aspirin
+ Chỉ định: hạ sốt, giảm đau, kháng viêm (không phải là lựa chọn ưu tiên), chống kết tập tiểu cầu.
+ Liều tối đa: 4g/ 24h
+ ADR: ăn mòn/ viêm loét/ chảy máu niêm mạc dạ dày và đường ruột, ợ nóng, buồn nôn/nôn, đau bụng, rối loạn đông máu, ù tai (dấu hiệu ngộ độc).
Thuốc kháng Histamin
- Đơn trị liệu bằng thuốc kháng Histamin không thực sự có hiệu quả trong việc làm giảm nghẹt mũi, chảy nước muic và hắt hơi do cảm lạnh.
- Phối hợp thuốc kháng Histamin thế hệ 1 – thuốc giảm đau/ hạ sốt – thuốc chống nghẹt mũi giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh ở người lớn và trẻ em >6 tuổi.
Thuốc chống ho, tan đờm
Ho do cảm lạnh thường là ho khan và tự khỏi có thể sử dụng loại thuốc sau:
- Codein (ức chế cơn ho)
+ Là thuốc giảm đau, gây ngủ và giảm ho.
+ Codein có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa.
+ Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trung tâm ho ở hành não, được sử dụng trong trường hợp ho khan làm mất ngủ.
+ Chống chỉ định: trẻ em dưới 1 tuổi, người suy hô hấp.
+ Dùng Codein trong thời gian dài với liều cao có thể gây nghiện thuốc.
- Dextromethophan
+ Có hiệu lực thấp hơn pholcodine và codein. Thuốc này không có tác dụng an thần và có 1 vài tác dụng phụ.
+ Được dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên
- Guaifenesin:
+ Là thuốc có tác dụng long đờm
+ Chỉ định: Ho có đờm đặc quánh khó khạc do cảm lạnh, viêm nhẹ đường hô hấp trên.
+ Không tự ý sử dụng cho trẻ dưới 4 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị cảm lạnh bằng các liệu pháp bổ sung và thay thế
Có thể sử dụng các liệu pháp bổ sung như:
Kẽm
- Bổ sung kẽm trong vòng 24h sau khi các triệu chứng khởi phát giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian cảm lạnh ở người khỏe mạnh.
- Ion kẽm được cho là có khả năng ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào biểu mô mũi và tiến hành nhân đôi trong tế bào.
- ADR: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, đắng miệng.
Vitamin C
- Đối với phần đông dân số, việc bổ sung Vit C 1-3g/ngày không làm giảm tỉ lệ mắc, nhưng có tác dụng rút ngắn thời gian bệnh.
- Đối với những người hoạt động thể lực cường độ cao trong thời gian ngắn như vận động viên marathon, trượt tuyết, quân lính, bổ sung Vit C 0,25-1g/ngày giúp làm giảm 1 nửa tỉ lệ mắc bệnh.
- Việc sử dụng Vit C sau khi triệu chứng khởi phát không có tác dụng rút ngắn thời gian hay mức độ cảm lạnh.
Mật ong
- Được dùng như 1 thay thế an toàn cho thuốc ho ở trẻ em
- Không dùng chi trẻ dưới 1 tuổi do làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Điều trị cảm lạnh không dùng thuốc?
Theo các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, ngoài việc điều trị bằng thuốc hay các liệu pháp bổ sung, thay thế thì ta có thể tiến hành các biện pháp điều trị không cần dùng thuốc, cụ thể như sau:
- Bổ sung nước và chất lỏng: trà chanh mật ong, hay nước súp có thể giúp điều hòa cơ thể và bổ sung lượng nước cần thiết.
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý giúp giảm nghẹt mũi
- Súc miệng bằng nước muối giảm đau họng
- Sử dụng các loại dầu có mùi hương như dầu khuynh diệp, dầu bạc hà giúp thông mũi.
- Cháo hành, tía tô.
- Trà gừng, xông tỏi
- Chanh, nghệ, mật ong
Hi vọng qua bài viết chi tiết trên đây từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các bạn có thể có các biện pháp phòng ngừa bệnh cảm lạnh hiệu quả nhất