Tìm hiểu về suy tim cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Rate this post

Suy tim là một bệnh lý khá phổ biến và rất nguy hiểm. Vậy suy tim là gì? Cần làm gì để phòng ngừa bệnh này một cách tốt nhất có thể?

Tìm hiểu về suy tim cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
Tìm hiểu về suy tim cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Cùng chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về suy tim qua bài viết dưới đây.

Suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn (đưa máu nghèo oxy từ khắp cơ thể đổ về tim sau đó đưa lên phổi và đưa máu giàu oxy từ phổi trở về tim rồi bơm di khắp cơ thể).

Các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn đã tổng hợp các nguyên nhân dẫn dến suy tim cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây suy tim trái
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Viêm cơ tim do nhiễm độc, nhiễm trùng.
  • Các bệnh cơ tim.
  • Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn cuồng động nhĩ, rung nhĩ nhanh.
  • Cơn nhịp nhanh kịch phát thất.
  • Block nhĩ thất.
  • Tăng huyết áp động mạch.
  • Hở, hẹp van động mạch chủ đơn thuần hay phối hợp.
  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Tim bẩm sinh.
Nguyên nhân gây suy tim phải
  • Hẹp van hai lá là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Các bệnh phổi mạn tính như: hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao xơ phổi, giãn phế quản.
  • Nhồi máu phổi gây tâm phế cấp.
  • Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực.
  • Bệnh tim bẩm sinh như: tứ chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tổn thương van ba lá.
  • Một số nguyên nhân ít gặp như u nhầy nhĩ trái…
Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ
  • Các bệnh cơ tim giãn
  • Thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng
  • Suy tim toàn bộ do cường giáp trạng
  • Suy tim trái phát triển thành suy tim toàn bộ

Các biểu hiện của suy tim

Các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết biểu hiện của suy tim như sau:

  • Khó thở: cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, ngột thở là nhưng triệu chứng sớm và thường gặp nhất. Ban đầu chỉ khó thở khi gắng sức như leo cầu thang, đi bộ một quãng đường dài, mang vác vật nặng hoặc khi sinh hoạt tình dục. Về sau khó thở xuất hiện thường xuyên, liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí là khi ngủ làm cho người bệnh phải ngồi dậy để thở.
  • Phù: ban đầu thường phù kín đáo ở mắt cá hoặc mu chân, phù mềm, ấn lõm, phù rõ về cuối ngày và nhẹ về sáng sớm. phù thường đi kèm cũng khó thở.
  • Ho: thường gặp ở bệnh nhân suy tim trái. Ho thường xảy ra và ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Cách điều trị suy tim bạn nên biết

Điều trị bệnh suy tim cần  thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Chế độ nghỉ ngơi: nghỉ ngơi rất quan trọng, cần giảm hoặc loại bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.
  • Trong trường hợp suy tim nặng thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Không được hoạt động gắng sức như lên cầu thang, mang vật nặng…
  • Chế độ ăn giảm muối và các thực phẩm giàu natri: tùy mức độ suy tim mà áp dụng chế độ ăn giảm muối hoặc chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: thực phẩm nhiều chất xơ chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát lượng đường, cholesterol trong máu, có nhiều trong các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi…
  • Cân bằng lượng kali trong khẩu phần ăn: bệnh nhân suy tim thường dùng thuốc lợi tiểu nên sẽ làm giảm đáng kể lượng kali trong cơ thể vì vậy cần bổ sung thêm khoáng chất thông qua chuối, bông cải xanh, bơ…
  • Hạn chế nước: Cần hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn và ghánh nặng với tim. Lượng nước uống đưa vào cơ thể cần căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày.
  • Ngoài ra cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác như: rượu, thuốc lá, cà phê, giảm cân nặng ở những người béo phì, tránh các cảm xúc mạnh…
  • Điều trị càng sớm càng dễ dàng và hiệu quả.
  • Uống thuốc theo đơn, không tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tái khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường hoặc các dấu hiệu suy tim nặng lên

Hi vọng qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy tim cũng như nhận biết và điều trị bệnh lý này hiệu quả.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn