Béo phì là một vấn đề sức khỏe thường gặp của trẻ em hiện nay. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa béo phì như thế nào luôn là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm
- Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người sau đột quỵ
- Chuyên gia Điều dưỡng SG tư vấn biện pháp xử lý ngộ độc hiệu quả
- Tìm hiểu về bệnh Tiểu đường cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Béo phì ở trẻ em đang là mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh, hãy cùng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh béo phì ở trẻ em cũng như những biện pháp điều trị hiệu quả:
Tình trạng béo phì ở trẻ em
Béo phì ở trẻ em là sự tăng quá mức của lượng mỡ dự trữ dẫn đến cân nặng bất thường, quá mức so với chiều cao của trẻ em.
Nguyên nhân nào dẫn đến béo phì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ, các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn đã tổng hợp những nguyên nhân như sau:
- Yếu tố di truyền : Trẻ có cha mẹ, anh chị béo phì thì thường có nguy cơ dẫn đến béo phì cao hơn những trẻ có cha mẹ, anh chị bình thường.
- Thói quen ăn uống: Thói quen ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn, nước uống có đường, thức ăn , nước uống có chứa chất béo và năng lượng cao, thức ăn nhanh dễ dẫn đến béo phì.
- Không hoạt động thể lực: Do thói quen ăn nhiều nhưng lười vận động, xem tivi quá nhiều và hay ăn vặt hoặc uống nước ngọt một cách thụ động.
- Béo phì do nội tiết
- Béo phì do suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
- Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong một số hội chứng: Prader – Will béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt.
- Béo phì do các bệnh về não: Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
- Béo phì do dùng thuốc: Do sử dụng Corticoid kéo dài.
Béo phì gây nên hậu quả gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo, béo phì sớm ở trẻ em sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, những hậu quả có thể kể đến như:
- Béo phì gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Trẻ bị béo phì thường có tâm lý tự ti về cơ thể của mình, có chức năng về tâm lý xã hội kém, thường không khỏe mạnh.
- Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Vấn đề rối loạn Lipid máu, kháng Insullin hay tăng huyết áp thường gặp ở những trẻ em béo phì và những rối loạn này sẽ kéo dài đến thời kỳ thanh niên.
- Hạn chế vận động: Trẻ béo phì thường không thích vận động thể lực, chậm chạp trong các hoạt động thường ngày.
- Biến chứng về gan: Tình trạng gan nhiễm mỡ, tăng men gan, sỏi mật kèm theo hay gặp ở trẻ béo phì do lượng mỡ thừa trong cơ thể cao.
- Hệ cơ xương: Bệnh Blout, trượt xương đùi.
- Miễn dịch: Giảm chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào.
Vậy làm gì để phòng và điều trị béo phì?
Theo lời khuyên từ chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng, để đề phòng và điều trị bệnh béo phì ở trẻ em các bậc phụ huynh cần quan tâm đến chế độ ăn cũng như lối sống của trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
Chế độ ăn:
- Là nguyên tắc cơ bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lương dư thừa của trẻ.
- Chuẩn bị thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng năng lượng thấp.
- Tránh thức ăn béo và ngọt.
- Tránh dùng những nước uống, thức ăn nhiều chocolate, năng lựơng cao.
- Trẻ > 2 tuổi nên sử dụng sữa gầy ít chất béo.
- Khuyến khích trẻ ăn các thức ăn tốt cho sức khỏe như các thực phẩm cung cấp protein, lipid, chất xơ, các loại hoa quả…
- Tránh mua thức ăn nhanh giàu chất béo như khoai tây chiên, thức ăn chế biến sẵn.

Tập thể dục và thay đổi lối sống
- Hãy xem như tập thể dục là hoạt động vui chơi cho tất cả thành viên trong gia đình.
- Tăng cường phối hợp tập thể dục và giúp trẻ tự làm.
- Không trêu chọc trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động thể lực. Đối với trẻ nhỏ đừng nhốt những trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một cái ghế đẩy. hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Đối với các cháu lớn, nên tập cho cháu chơi những trò chơi sống động.
- Chỉ cho trẻ thấy nhiều hoạt động của tập thể dục như: đi bộ, đi bơi, nhảy, đi xe đạp, chạy…
- Nên cho trẻ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giới hạn thời gian xem tivi và thời gian xem máy tính cũng như thời gian chơi game.. Khuyến khích trẻ chơi các hoạt động thể lực.
Hi vọng qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các bậc phụ huynh có đượ các biện pháp để hạn chế tối đa các tác nhân dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ, cũng như mang đến cuộc sống tràn đầy năng lượng cho trẻ.