Táo bón là bệnh lý về tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh có nhiều. Bài viết này sẽ trình bày các thuốc được sử dụng, cách sử dụng hợp lý các thuốc trong điều trị táo bón.
- Giảm chỉ số BMI an toàn cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu về suy tim cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu những điều cần thiết trước khi mang thai cùng Điều dưỡng SG
Táo bón là gì?
Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn thì táo bón là trứng bệnh lí với biểu hiện đi ngoài <3 lần/tuần và/hoặc lượng phân trung bình <30g/ngày (bình thường là 150g/ngày đối với người lớn).
Đối tượng dễ bị táo bón?
Táo bọn là bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, và nhiều đối tượng, cụ thể như sau:
- Người cao tuổi
- Trẻ em
- Phụ nữ có thai
- Bệnh nhân bị bệnh phải nằm lâu
Nguyên nhân gây táo bón?
Các bác sĩ Y khoa tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón, cụ thể như:
- Không đủ thành phần chất xơ trong thức ăn
- Uống ít nước
- Ít vận động
- Thói quen đi đại tiện không đúng giờ
- Bệnh đường tiêu hóa: tắc nghẽn, nứt hậu môn
- Do bệnh lý: Parkinson, tổn thương cột sống, trầm cảm…
- Do rối loạn chuyển hóa: thiểu năng tuyến giáp, tăng calci máu, rối loạn hormon sinh dục nữ.
- Do thuốc (chẹn kênh calci, antacid, sắt, opioid, lạm dụng thuốc nhuận tràng…)
Triệu chứng táo bón?
Các triệu chứng cơ bản của bệnh táo bón như sau:
- Đại tiện khó khăn: đau, phân rắn, lổn nhổn, có thể đau bụng, cứng bụng, đau đầu, chán ăn nhẹ.
- Đại tiện ít hơn 3 lần/tuần
- Phân có máu hoặc chất nhày trong case táo bón mạn tính.
Mục đích điều trị táo bón?
- Tăng thành phần nước trong phân (làm mềm)
- Kích thích làm tăng cường nhu động ruột
Cụ thể theo nguyên nhân:
- Không dùng thuốc: điều chỉnh lối sống
- Chỉ dùng thuốc: khi áp dụng bắt buộc
- Không được tự ý dùng thuốc >1 tuần
- Không dùng loại dầu khoáng cho người già, suy nhược, trẻ em <6 tuổi
- Không dùng khi: đau bụng chưa rõ nguyên nhân, buồn nôn, nôn. Tắc ruột, hậu môn nhân tạo, xuất huyết trực tràng.
Nguyên tắc điều trị táo bón?
- Nên dùng loại đơn chất, tránh phối hợp trên 2 loại
- Khi uống có hiệu quả, tránh dùng loại thuốc đặt hậu môn, loại bơm, thụt trực tràng.
Phân loại các nhóm thuốc trị táo bón?
Các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn đã phân loại các nhóm thuốc điều trị táo bón cụ thể như sau:
Xơ thực vật và tạo khối
- Bột cám gạo, cellulose, hemicellulose, methylcellulose, các dẫn xuất… hạt psyillium, ispaghula, macrogol, polysaccharide, sterculia gum…
- Các chất xơ thực vật là bộ phận của thực vật, ăn vào không tiêu hóa được ở ruột non.
- Các chất tạo khối: giống xơ thực vật, chứa cellulose (methycellulose, hemicellulose) và polysacharide thiên nhiên và bán tổng hợp.
- Hút nước – trương nở – làm tăng khối lượng phân và làm tăng nhu động ruột, làm giảm thời gian lưu chuyển trong ống tiêu hóa…
- Thuốc tác dụng: 12-24 giờ, tối đa sau 2-3 ngày
- Cần uống cùng khoảng 500ml nước để cho thuốc trương nở hết, tránh gây tắc ruột, thực quản
- Ưu điểm: an toàn, ít tác dụng phụ, dùng được cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú (vì không hấp thu)
- Chống chỉ định: hẹp, loét, dính ruột, mất trương lực đại tràng
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
- Cơ chế tác dụng:
+ Kéo rút nước vào trong ruột, làm tăng sự căng phồng ruột, tăng nhu động ruột và chuyển động ruột.
+ Có tác dụng làm tăng nhu động ruột
+ Thẩm thấu đường: lactulose, glycerin, sorbitol.
+ Thẩm thấu muối: hỗn hợp muối magnesium, natri biphosphate, natri phóphate hoặc cao phân tử polyethylen glycol PEG…
- Thời gian có tác dụng:
+ Glycerin có tác dụng sau 15-30 phút, Lactulose cần 21-48h
+ Các muối magnesi và natri có tác dụng sau 15 phút-6 h (thuốc thụt trực tràng chứa muối phosphate có tác dụng sau 2-15 phút)
*Lưu ý:
+ Dùng thuốc lâu ngày gây rố loạn điện giải. không dùng muối magnesi cho bệnh nhân có bệnh tim, thận vì thuốc có thể hấp thu gây buồn ngủ, lú lẫn
+ Liều cao có thể gây tăng huyết áp
Nhuận tràng kích thích
- Dẫn chất anthraquinon (casantrol, danthron) và diphenylmethan (bisacody)
- Cơ chế tác dụng:
+ Kích thích vào các đầu dây thần kinh ở thành ruột làm tăng nhu động ruột, đồng thời giữ nước ở đại tràng
+ Thời gian có tác dụng: sau 6-12h
*Lưu ý: không nên dùng kéo dài có thể gây rối loạn nước điện giải và mất trương lực chức năng đại tràng.
Nhuận tràng làm mềm phân, trơn trực tràng:
- Thuốc làm mềm phân: muối calci, kali, natri của dioctyl sulfosuccinat (docusat)
- Thời gian có tác dụng: uống sau 1-3 ngày, đường trực tràng 2-15 phút
+ Chủ yếu dùng để dự phòng táo bón
+ Tác dụng tốt trong case đi ngoài đau, khuyên dùng cho bệnh nhân cần tránh gắn sức rặn khi đi ngoài, phù hợp táo bón ở người già
+ Thuốc làm trơn lòng ruột: dầu paraffin lỏng
- Nhược điểm:
+ Hấp thu các vitamin tan trong dầu
+ Gây u paraffin ở màng treo của ruột
+ Gây viêm phổi cho trẻ em <6 tuổi, người cao tuổi nếu hít paraffin vào phổi và viêm phổi, tránh uống thuốc trước khi ngủ
+Thuốc có thể điều trị qua hậu môn gây viêm, ngứa hậu môn
Hi vọng qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã giúp bạn phần nào hiểu thêm về bệnh táo bón cũng như các biện pháp và sử dụng thuốc điều trị bệnh lý này hiệu quả nhất