Béo phì đang trở thành căn bệnh xã hội khi mà đời sống xã hội được cải thiện, nguy hiểm hơn béo phì được coi là mối hiểm họa về bệnh tật và sức khỏe khôn lường
- Cùng Điều dưỡng Sài Gòn tìm hiểu về hội chứng thận hư
- Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Kiểm soát rối loạn Lipid huyết cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Khi cuộc sống được cải thiện, đời sống xã hội được nâng lên thì nguy cơ về bệnh béo phì ngày càng tăng cao. Hãy cùng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh béo phì cũng như những biện pháp phòng ngừa mối hiểm họa về bệnh tật này.
Định nghĩa về béo phì
Không những ảnh hưởng thẩm mỹ, béo phì còn mang đến những nguy cơ cao các bệnh tểu đường, cao huyết áp. Béo phì chính là có quá nhiều mỡ, gây những tác động xấu đến cơ thể. Người lớn có BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì. Nếu BMI từ 40 trở nên thì tình trạng béo phì đã trở nên trầm trọng
Công thức BMI dùng để tính toán phân loại tình trạng béo phì của cơ thể:
Các triệu chứng béo phì
Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, các triệu chứng liên quan với béo phì có thể bao gồm:
- Khó ngủ.
- Ngáy.
- Ngủ ngưng thở.
- Đau lưng hoặc khớp xương.
- Ra mồ hôi quá nhiều.
- Luôn luôn cảm thấy nóng.
- Phát ban hoặc nhiễm trùng trong các nếp da.
- Cảm thấy hụt hơi khi gắng sức nhẹ.
Có rất nhiều triệu chứng khác nhau báo hiệu sớm bệnh béo phì và không phải người bị béo phì nào cũng có các triệu chứng như trên. Nếu phát hiện thấy mình có nhiều triệu chứng trùng hợp nghi ngờ béo phì, bạn hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn cũng như có biện pháp điều trị bệnh hợp lí.
Phương pháp điều trị bệnh béo phì
Theo các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, chế độ ăn kiêng, tập thể thao luôn được khuyến khích đối với người béo phì. Một chế độ dinh dưỡng ít chất béo mà giàu calo sẽ dùng để lên thực đơn mỗi ngày cho người béo phì. Các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn về vấn đề này. Tập thể dục là môt phương pháp hữu hiệu, các chuyên gia khuyên nên có một chương trình theo dõi cá nhân để đánh giá mức độ hiệu quả giúp ngăn ngừa những biến chứng có thể của bệnh. Một vài loại thuốc (thuốc kích thích) có thể làm giảm cân và gây ra tác dụng. Việc sử dụng thuốc chỉ nên áp dụng sau khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục không hiệu quả, và việc sử dụng dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.
Một lối sống năng động, tập thể dục nhiều và ăn uống lành mạnh là cách an toàn nhất để giảm cân và cải thiện sức khỏe của bạn. Làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập lượng calo an toàn mà mỗi ngày bạn có thể tiêu thụ để có thể vừa giúp bạn giảm cân vừa giữ gìn sức khỏe của bạn. Hãy nhớ rằng giảm cân từ từ và đều đặn sẽ giúp bạn tránh khả năng tăng cân trở lại nhiều hơn. Chuyên gia dinh dưỡng có thể dạy cho bạn về:
- Cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh như sữa tăng cân;
- Đồ ăn nhẹ lành mạnh;
- Đọc nhãn dinh dưỡng trước khi dùng;
- Những cách thức mới để chế biến thực phẩm;
- Khẩu phần ăn.

Bạn cũng nên hạn chế thói quen ăn vặt do stress thông qua các phương pháp giảm stress khác như yoga, tập thể dục hoặc dùng thuốc. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị trầm cảm và stress nghiêm trọng.
Nếu bạn mắc bệnh béo phì (trên mức 100% trọng lượng lý tưởng của cơ thể hoặc có chỉ số BMI cao hơn 40) và những phương pháp giảm béo khác không hiệu quả thì có thể xem xét đến biện pháp phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, băng dạ dày hoặc thắt dạ dày
Qua bài viết trên từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hi vọng bạn có được lỗi sống hợp lí cũng như các biện pháp hiệu quả giúp điều trị cũng như phòng tránh bệnh béo phì để có một lối sống tốt đẹp hơn