Hội chứng ruột kích là tình trạng chức năng ruột bị rối loạn, tuy là một bệnh lành tính tuy nhiên nếu không được điều trị bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh
- Tìm hiểu về bệnh Beriberi cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu tình trạng ”ăn nhiều” nhưng không tăng cân từ Điều dưỡng SG
- Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về hội chứng ruột kích thích.
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Hội chứng ruột kích thích (hay IBS) là tình trạng chức năng ruột bị rối loạn, tái phát nhiều lần nhưng khi người bệnh đi khám và làm xét nghiệm không phát hiện được tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hóa ở ruột.
Đây là một bệnh đường ruột phổ biến với tỉ lệ mắc bệnh 5-20% dân số tùy vùng. Hội chứng ruột kích thích tuy lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên có nhiều yếu tố liên quan đến hội chứng này bao gồm:
- Căng thẳng thần kinh, stress do suy nghĩ, lo âu khiến các triệu chứng bệnh xuất hiện hoặc nặng hơn.
- Hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện khi ăn một số loại thực phẩm, tùy thuộc cơ địa của mỗi người.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh.
- Thay đổi nồng độ hormon trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Di truyền.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, triệu chứng thường gặp của bệnh có thể như sau:
- Đau bụng: Cơn đau không có đặc điểm rõ rệt cũng không có vị trí nhất định, có thể đau dọc khung đại tràng, thường đau nhiều hơn sau khi ăn, đôi khi đang trong bữa ăn, khi ăn thức ăn lạ hoặc để lâu ngày. Một số trường hợp cũng có thể đau do lạnh bụng. Cảm giác đau có thể trong 1-2 ngày hoặc kéo dài nhiều ngày, tái phát thường xuyên.
- Táo bón và tiêu chảy: biểu hiện phân táo kèm theo nhầy, phân không có lẫn máu (phân biệt với các bệnh tiêu hóa khác).
- Bụng đầy hơi, nặng bụng.
- Đau đầu.
- Mất ngủ.
- Trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân.
- Các triệu chứng thường không đặc hiệu và thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh
Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh thường bao gồm:
- Những người độ tuổi trung niên, dưới tuổi 45.
- Những người thường xuyên bị trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc trạng thái tinh thần không ổn định.
- Nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới hai lần.
- Những người có tiền sử gia đình thường mắc các bệnh đường ruột.
- Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em đang ngày càng phổ biến hiện nay do áp lực từ việc học tập, thi cử hoặc trầm cảm vì yếu tố gia đình, xã hội khiến trẻ dễ bị căng thẳng dẫn tới hội chứng ruột kích thích.
BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN – ĐIỀU TRỊ – PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Biện pháp chẩn đoán
Hội chứng ruột kích thích thường được chẩn đoán bằng phương pháp loại trừ vì các triệu chứng không đặc hiệu. Bác sĩ tiến hành làm đầy đủ các phương pháp thăm dò và xét nghiệm và kết luận. Các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm phân.
- Chụp khung đại tràng.
- Soi trực tràng và đại tràng.
- Sinh thiết trực tràng, đại tràng.
Biện pháp điều trị
Dược sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ một số thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng:
- Giảm đau: Dùng thuốc chống co thắt cơ như Spasfon, Duspatalin, …
- Trị táo bón: Thuốc nhuận trường như Forlax, Duphalac, Tegaserod, …
- Trị tiêu chảy: Một số thuốc phổ biến như Smecta, Imodium, Actapulgite, …
- Chống sinh hơi: Dùng các thuốc Meteospasmyl, Pepsane, …
- Thuốc an thần: Rotunda, Seduxen, Dogmatil,…
- Thuốc kháng sinh đường ruột: Vi khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong hội chứng này nhưng có thể có tham gia, tạo nên vòng luẩn quẩn của bệnh. Tình trạng tiêu chảy và táo bón tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tiêu chảy nặng hơn và trướng bụng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh có thể dùng các loại thuốc khác nhau như Berberin, Ganidan, Biseptol, …
Để trị khỏi hoàn toàn hội chứng ruột kích thích cần lưu ý đặc biệt chế độ ăn uống và sinh hoạt. Không nên ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, hải sản hoặc những thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai lang, …
Đa số người mắc hội chứng ruột kích thích thường bị thiếu lactase (enzym phân giải đường lactose) nên tránh các loại thức ăn có chứa loại đường này. Đối với những người có triệu chứng táo bón cần bổ sung thực phẩm chống táo bón, đối với những người thường bị tiêu chảy có thể sử dụng các thức ăn đặc dễ tiêu. Bệnh nhân nên lưu ý ăn chậm và không ăn quá no. Tốt nhất nên tập luyện đi đại tiện mỗi ngày một lần vào buổi sáng để ngăn ngừa táo bón.

Biện pháp phòng ngừa
Chưa có nguyên tắc tiêu chuẩn nào để phòng tránh hội chứng ruột kích thích vì chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng các phương pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên ăn vào thời gian cố định trong ngày và không bỏ bữa.
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là rau củ quả.
- Tránh sử dụng các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, hay thực phẩm cay.
- Nên uống nhiều nước, không dùng thức uống có gas và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, …
- Không nên ăn thức ăn để lâu hoặc bảo quản không tốt và các loại thức ăn khó tiêu, dễ làm đầy hơi như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít, …).
- Dùng thuốc trị tiêu chảy, thuốc nhuận trường theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên tập thể dục, thể thao thường xuyên, vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Nên cố gắng thư giãn, không để bị trầm cảm hay lo lắng quá mức.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về hội chứng ruột kích thích từ các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn và chia sẻ cụ thể đến bạn đọc!