Những biện pháp xử lý khi bị dị ứng thức ăn an toàn mà hiệu quả

5 Bình chọn

Dị ứng thức ăn là một hiện trạng thường gặp, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một số loại thức ăn được dung nạp vào cơ thể. Vậy khi bị dị ứng thức ăn cần xử lý như thế nào?

Dị ứng thức ăn là một hiện trạng thường gặp
Dị ứng thức ăn là một hiện trạng thường gặp

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về tình trạng dị ứng thức ăn cũng như những biện pháp xử lý tình trạng này hiệu quả nhất!

DỊ ỨNG THỨC ĂN LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, dị ứng thức ăn chính là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với một số loại thức ăn được dung nạp vào cơ thể. Hiện trạng này hoàn toàn khác với chứng không dung nạp thực phẩm, mặc dù chúng có thể gây ra những triệu chứng tương tự nhau.

Tình trạng dị ứng thức ăn sẽ khởi phát khi kháng thể IgE nhận định một số loại protein có trong thức ăn bạn dung nạp là tác nhân gây hại và tấn công chúng. Điều này sẽ khiến cho một số triệu chứng dị ứng xuất hiện, điển hình nhất là phát ban trên da và rối loạn tiêu hóa.

Thông thường, trước khi có phản ứng dị ứng phát sinh, bạn có thể đã từng tiếp xúc với loại thức ăn gây kích ứng ít nhất một lần. Đến những lần sau thì kháng thể IgE mới gây ra phản ứng. Phản ứng này khiến cho Histamine được giải phóng và biểu hiện bằng các triệu chứng.

Tình trạng dị ứng thức ăn thường có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người lớn cũng có thể bị dị ứng thức ăn do nhiều yếu tố tác động.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA DỊ ỨNG THỨC ĂN

Cơ địa quá nhạy cảm là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng dị ứng thức ăn khởi phát. Lúc này, khi bạn ăn các loại thức ăn dễ gây kích ứng sẽ khiến cho hệ miễn dịch phản ứng thái quá. Từ đó, kích hoạt các triệu chứng dị ứng khó chịu.

Dưới đây là một số loại thực phẩm rất dễ khiến tình trạng dị ứng phát sinh:

  • Trứng
  • Sữa bò
  • Các loại cá
  • Đậu phộng
  • Quả hạch
  • Động vật có vỏ

Ngoài ra, nguy cơ gặp phải tình trạng dị ứng thức ăn thường có xu hướng tăng khi bị các yếu tố sau kích hoạt:

  • Thiếu hụt vitamin D
  • Béo phì
  • Bệnh hen suyễn
  • Tuổi tác
  • Thành viên gia đình có tiền sử dị ứng
  • Thức ăn không đảm bảo vệ sinh

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI DỊ ỨNG THỨC ĂN

Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thức ăn có thể là:

  • Miệng và cổ họng ngứa rát
  • Phát ban, mẩn ngứa trên da
  • Hắt hơi liên tục
  • Co thắt cổ họng
  • Thở khò khè
  • Các vị trí môi, lưỡi, cổ họng, vùng mặt bị sưng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau bụng
  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐIỀU TRỊ KHI DỊ ỨNG THỨC ĂN

Dị ứng thức ăn mặc dù không phải là hiện trạng quá nguy hiểm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Chính vì vậy, theo lợi khuyên từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạn hãy luôn chú ý đến việc phát hiện và điều trị để tránh rủi ro xuất hiện. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng mà sẽ có phương án điều trị phù hợp.

Tránh xa các loại thức ăn dễ gây kích ứng

Đây là vấn đề quan trọng nhất cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc khi bạn gặp phải tình trạng này. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra kết luận về một số loại thức ăn khiến bạn bị kích ứng. Để thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ dị ứng lặp lại, bạn cần tránh xa các loại thức ăn được bác sĩ khuyến cáo.

Ngoài ra, khi sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn hay đồ hộp, bạn nên đọc kỹ thông tin trên vỏ hộp để nắm được thành phần của chúng. Những loại đồ ăn chứa các thành phần dễ gây kích ứng nên được loại bỏ ra khỏi khẩu phần dinh dưỡng của bạn. Nhất là khi bạn thuộc nhóm đối tượng có cơ địa nhạy cảm.

Sử dụng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian mặc dù không điều trị và ngăn ngừa được tình trạng dị ứng thức ăn nhưng lại có thể giúp làm thuyên giảm triệu chứng. Một số liệu pháp từ tự nhiên đã được người bệnh kiểm chứng có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa.

  • Uống nước gừng: Vị cay và tình ấm của gừng sẽ giúp làm giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa hay phát ban trên da. Đồng thời, uống nước gừng kết hợp mật ong còn làm ấm bụng và giúp hạn chế phát sinh các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Dùng gel nha đam: Nha đam là một trong những nguyên liệu quen thuộc được chị em phụ nữ sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc da. Với những thành phần như lignin, anthraquinon, glycosid… nha đam còn đem lại kết quả tốt trong việc khắc phục các triệu chứng dị ứng.

Dùng thuốc kháng Histamine

Khi bạn bị dị ứng thức ăn ở mức độ nhẹ và vừa thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc thuộc nhóm này. Mặc dù không có tác dụng dự phòng dị ứng nhưng thuốc kháng Histamine có thể giúp cải thiện nhanh triệu chứng. Nhất là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da đi kèm với phát ban da hay nổi mẩn.

Thuốc Epinephrine

Loại thuốc này được sử dụng theo đường tiêm, có tác dụng làm dịu đường thở, giảm sưng đồng thời cải thiện lưu thông máu. Thuốc epinephrine sẽ được bác sĩ chỉ định khi có những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng diễn ra. Nhất là khi gặp các biểu hiện của sốc phản vệ thì cần sử dụng epinephrine ngay lập tức.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn