Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ về bệnh Trĩ

Rate this post

Trĩ gây những bất tiện không nhỏ cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, nguy hiểm hơn Trĩ kéo dài gây mất máu, thiếu máu hay hoại tử mô trực tràng, hậu môn.

Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ về bệnh Trĩ
Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ về bệnh Trĩ

Trĩ hãy bệnh Trĩ gây những bất tiện không nhỏ cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, nếu bệnh lâu dài không chữa trị, lúc đó vấn đề thực sự nghiêm trọng chứ không đơn giản chỉ là những bất tiện trong sinh hoạt nữa. Hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh trĩ cũng như nguyên nhân và các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Trĩ là gì ?

Trĩ là những cụm mạch máu bị giãn ở dưới trực tràng (Trĩ nội) hoặc dưới hậu môn (Trĩ ngoại) . Nguyên nhân gây bênh Trĩ ngoài yếu tố di truyền, còn vì những lí do sau: Trĩ là kết quả của sự tăng áp suất trong đám rối Trĩ ( như do quá căng trong động tác đại tiện vì táo bón, thường xuyên nhắc vật nặng, có thai) gây giãn và ứ máu trong tĩnh mạch Trĩ. Các sợi cơ gắn tĩnh mạch Trĩ vào lớp cơ bên dưới bị giãn và tĩnh mạch Trĩ nhô ra ngoài.

Bệnh Trĩ vẫn có thể được kiểm soát từ nhiều lựa chọn hữu hiệu, và hầu hết bệnh nhân có thể tự cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng biện pháp điều trị tại nhà hay thay đổi lối sống

Nguyên nhân gây bệnh Trĩ

Các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, Trĩ hình thành do những áp lực căng tác đông vào mạch máu quanh hậu môn hoặc áp lực ở vùng trực tràng đẩy xuống hậu môn. Các bạn hãy hình dung khi chịu dưới một áp lực áp suất lơn và tần suất thường xuyên, thì những biểu mô ở vùng này sẽ bị đè nén, mạch máu bị giãn ra hoặc bị ứ lại sưng lên, lồi ra , cũng là điều dễ hiểu. Một ví dụ điển hình cho việc tạo một áp lức thường xuyên lên vùng trực tràng hậu môn này, chính là việc chúng ta ngồi quá lâu, một đặc điểm dễ thấy của dân văn phòng. Ngoài ra còn khá nhiều nguyên nhân có khiến tạo ra áp lực cho vùng nay như:

  • Căng thẳng trong quá trình đi tiêu.
  • Thời gian hoàn thành đi vệ sinh dài.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính.
  • Bệnh béo phì.
  • Mang thai.
  • Giao hợp qua đường hậu môn.

Người già khi những mô hỗ trợ các tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn mất tính đàn hồi, chúng giãn ra cùng với sự lão hóa.

Bệnh Trĩ vẫn có thể kiểm soát bằng cách sử dụng biện pháp điều trị tại nhà hay thay đổi lối sống
Bệnh Trĩ vẫn có thể kiểm soát bằng cách sử dụng biện pháp điều trị tại nhà hay thay đổi lối sống

Biến chứng của bệnh Trĩ

Theo các thống kê từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Việt Nam, có đến 57% người bị Trĩ ngại đi khám vì lí do Trĩ gần vùng nhạy cảm của cơ thể và điều này có thể gây tác hại nghiêm trọng đến tính mạng vì Trĩ là bệnh mạch máu, tĩnh mạch do đó khi búi Trĩ bị sa thì đã bị tác động áp lực gây những tổn thưởng nhất định, có thể hoại tử nếu tổn thương kéo dài do không có mạch máu khỏe mạnh đến nuôi dưỡng lớp tế bào biểu mô này và đáng sợ hơn là nhiễm trùng máu do các áp-xe hậu môn gây các triệu chứng như xuất huyết, vi khuẩn, độc tố, mủ. Những độc tố này dần dần xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu toàn cơ thể.

Khi búi Trĩ sa ra ngoài lâu sẽ gây chảy máu, nứt, rách hậu môn và tầng sinh môn nên rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu. Ảnh hưởng lớn đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, đây lại là đối tượng dễ bị Trĩ tấn công, khi để bệnh tình nặng lên mang đến những bất lợi cho cả mẹ và bé, những biến chứng gây bội nhiễm tầng sinh môn, nếu tình trạng kéo dài sẽ làm cho người bệnh thiếu máu. Thiếu máu diễn tiến âm thầm, gây ra hậu quả nghiêm trong dành cho người bệnh . Chảy máu trong khi đi cầu là nguyên nhân phổ biến nhất đối với bệnh Trĩ, cũng là một yếu tố nguy cơ gây thiếu máu ở bênh Trĩ.

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với chế độ thể dục phù hợp chính là lời khuyên đầu tiên cho những bị Trĩ. Đây chính là cách loại trừ những nguyên nhân gốc rễ của những áp lực mà người bệnh vô hình tạo ra đối với cơ thể mình. Tuy nhiên để có thể chữa dứt điểm được Trĩ, người bệnh cần phải trang bị kiến thức về bệnh, sau đó tiến hành điều trị sớm.

Tránh phải phẫu thuật nếu được điều trị sớm, tránh bị biến chứng và tiết kiệm chi phí nhưng lại có kết quả cao. Tuy nhiên các thuốc chữa bệnh Trĩ chỉ làm giảm các triệu chứng của Trĩ. Các thuốc có thể ở dạng thuốc mỡ hoặc thuốc đạn như thuốc tê; thuốc co mạch; chất bảo vệ; chất làm săn; thuốc làm tróc lớp sừng da; thuốc làm giảm đau, gây tê, chống ngứa; thuốc làm lành vết thương, hyrocortison, thuốc làm tăng sức bền tĩnh mạch,.. tất nhiên là vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa đối với việc dùng thuốc trong những cấp độ bệnh khác nhau.

Hi vọng qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các bạn đã có cái nhìn đúng đắn về bệnh Trĩ và có được cách điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh Trĩ.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn