Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh Ghẻ

Rate this post

Ghẻ ngứa là một bệnh mang tính lan truyền cao, do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới bệnh ghẻ, những triệu chứng cụ thể ra sao và điều trị bệnh này thế nào?

Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh Ghẻ
Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh Ghẻ

Hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tiến hành tìm hiểu về bệnh ghẻ qua bài viết sau đây

Ghẻ là bệnh gì?

Ghẻ là bệnh nhiễm trùng trên da do cái ghẻ tấn công, làm tổ trên da sau đó đẻ trứng trong nhiều tháng. Sự xuất hiện của cái ghẻ khiến những khu vực da ngứa rát nhất là khi nó đào hang làm tổ tình trạng ngứa lại càng trở nên dữ dội nhất là vào ban đêm. Hiện nay bệnh ghẻ được liệt vào danh sách bệnh về da do kí sinh trùng – côn trùng gây nên và khá nguy hiểm vì biến chứng của bệnh có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Bởi tính chất dễ lây lan nên bệnh có thể hình thành ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào. Thông thường bệnh ghẻ lây truyền thông qua tiếp xúc nhất là trong gia đình, nhóm lớp học, khu đông dân cư một số lây nhiễm từ động vật hoặc đồ dùng sử dụng chung.

Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh ghẻ, cái ghẻ tấn công mọi người mọi lứa tuổi, chủng tộc và giới tính khác nhau, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất vì tính cách hiếu động, hay nghịch bẩn. Những người dù sạch sẽ cũng vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhưng thông thường sẽ ít khả năng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ?

Bệnh do cái ghẻ có tên khoa học Sarcoptes Scabiei Hominis gây ra, loại kí sinh trùng này rất nhỏ, chỉ khi soi chúng trên kính hiển vi mới có thể thấy được hình dáng. Cái ghẻ có 8 chân, lưng có gai đầu hình vòi có tác dụng hút thức ăn và đào hang trên da. Mỗi ngày số lượng trứng mà cái ghẻ đẻ từ 1 – 5 trứng, sau khoảng 7 ngày trứng nở thành ấu trùng và qua quá trình lột xác lại trở thành ghẻ trưởng thành ăn thức ăn trên da người và đào hầm, gây ngứa, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bênh.

  • Nguyên nhân trực tiếp: Tiếp xúc với môi trường bẩn như đất bẩn, nước ô nhiễm cái ghẻ từ môi trường xâm nhập vào cơ thể người.
  • Lây truyền trực tiếp: Đây cũng là nguyên nhân gây ghẻ thường thấy ở hầu hết người bệnh. Nếu có sự tiếp xúc thân mật với người bị bệnh ghẻ bạn rất dễ bị lây.
  • Lây truyền gián tiếp: Tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm khuẩn: Sử dụng chung đồ dùng với người bệnh như khăn tắm, giường chăn chiếu, quần áo, khăn mặt… cũng khiến cái ghẻ lây lan sang bạn.

Hầu hết nguyên nhân gây ghẻ cho mọi người khó hơn nếu chỉ tiếp xúc chớp nhoáng như bắt tay, động chạm thoáng qua, tiếp xúc da phải dài hơn để cái ghẻ có cơ hội đi từ người này sang người khác, trẻ em hay nghịch bẩn rất dễ bị bệnh, người lớn dễ lây nhiễm do sinh hoạt chung hoặc quan hệ tình dục.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ là gì?

Theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, sau khi xâm nhập vào da cái ghẻ phải có thời gian để phát triển và hình thành các dấu hiệu của bệnh ghẻ. Nếu bạn đã bị ghẻ từ trước ngứa là biểu hiện đầu tiên, tình trạng ngứa kéo dài nhiều ngày, cụ thể:

  • Ngứa(nhất là vào ban đêm): Ngứa là triệu chứng bệnh ghẻ phổ biến nhất mà bạn có thể thấy khi bị bệnh, ngứa trở nên mạnh mẽ hơn nhất là vào ban đêm vì khoảng thời gian này cái ghẻ đi ăn và đào hang.
  • Phát ban: Nhiều trường hợp ngứa và bị phát ban ghẻ, các vết sưng đỏ nhỏ nổi rõ trên bề mặt da, đôi khi tạo thành một đường (đó là rãnh hang của cái ghẻ) có nút thắt hoặc nổi mụn.
  • Lở loét: Dấu hiệu bệnh ghẻ tiếp đến là tình trạng lở loét, khi người bệnh gãi nhiều gây tổn thương da nghiêm trọng.
  • Xuất hiện lớp sừng dày: Biểu hiện bệnh ghẻ này xuất hiện khi người bệnh bị ghẻ vảy (ghẻ Nauy), thời điểm này có rất nhiều cái ghẻ đào tổ trên da, phát ban và ngứa nghiêm trọng hơn, các vết trầy xước không ngừng. Lớp da dày hình thành dễ bong ra khi chạm vào.

Những vị trí thường gặp của bệnh ghẻ ở tay, chân, kẽ mông, da đầu, bộ phận sinh dục, ngoài ra ghẻ còn có thể xuất hiện ở thắt lưng, rốn, ngực. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh ghẻ có thể gây ra tình trạng chàm hóa nếu người bệnh ngứa và gãi nhiều, bội nhiễm và phù nề nếu các mụn nước xen kẽ mủ, viêm cầu thận nếu bệnh tái phát nhiều lần. Chính vì thế việc tìm cách chữa bệnh ghẻ càng sớm càng tốt là điều cần thiết.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM 2019
Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM 2019

Điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

Cũng giống như các bệnh khác, khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh ghẻ trên da việc cần làm đầu tiên là nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán từ đó có phương pháp điều trị chính xác tránh để bệnh lâu ngày gây biến chứng và lây lan cho người khác.

Một số phương pháp điều trị bệnh ghẻ hiện nay thường được áp dụng như:

  • Điều trị bằng thuốc: Hầu hết là các loại thuốc mỡ, kem bôi trên da để loại bỏ tình trạng ngứa và cái ghẻ kết hợp cả thuốc uống. Một số loại thuốc kháng sinh diệt nhiễm trùng và làm dịu nhẹ da ở những vị trí bạn gãi nhiều.
  • Chữa ghẻ bằng phương pháp Đông y: Sử dụng một số loại thảo dược đun để tắm và chà sát vào vị trí bị ghẻ như lá mướp, lá trầu không, lá khế, muối.

Trong tuần đầu tiên điều trị bệnh ghẻ các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn nhưng sau đó bạn sẽ thấy hiệu quả, đỡ ngứa và lành hẳn sau khoảng 1 tháng tùy từng cơ địa và mức độ bệnh. Tuy nhiên da chưa lành vẫn có thể có nguy cơ bị mắc bệnh ghẻ trở lại vì thế bạn cần lưu ý ngoài những phương pháp điều trị bệnh ghẻ kể trên cần phải tuân thủ những nguyên tắc để bệnh ghẻ không có cơ hội nặng thêm và lây lan.

Phòng ngừa bệnh ghẻ như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh ghẻ theo lời khuyên từ chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, quần áo, chăn chiếu đều phải được tẩy rửa sạch trước khi sử dụng tránh bệnh quay trở lại.
  • Đi kiểm tra bệnh ghẻ đối với những người thân trong gia đình và những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người bệnh.
  • Trong khi điều trị bệnh ghẻ không gãi hoặc chà sát mạnh lên vùng da bị tổn thương vì hành động này có thể khiến bệnh nặng thêm.
  • Không dùng chung đồ cá nhân với người khác đồng thời đảm bảo môi trường sống xung quanh phải sạch sẽ để cái ghẻ không có cơ hội sinh sôi và phát triển.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về bôi và điều trị tại nhà khi chưa có hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về bệnh ghẻ, qua bài viết này từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn mong rằng bạn có được những hiểu biết cụ thể để phòng tránh cũng như hạn chế tối đa những nguy cơ dẫn tới chứng bệnh này.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn