Hen phế quản là một trong những bệnh mạn tính đường hô hấp, gây chết người nhiều thứ hai chỉ sau ung thư. Cùng điều dưỡng viên Sài Gòn tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này nhé!
- Chữa viêm họng cùng các chuyên gia Dược Sài Gòn
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn cách phòng ngừa loãng xương
- Điều dưỡng Sài Gòn cảnh báo nguy cơ ung thư khi phá nốt ruồi

Hen phế quản là gì?
Điều Dưỡng viên Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, dẫn tới tắc nghẽn đường thở với những triệu chứng như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho.
Bệnh hen phế quản có thể chữa khỏi không?
Hen phế quản là bệnh không thể chữa khỏi, nó sẽ theo bệnh nhân cả đời. Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt, bệnh nhân hen phế quản có thể sống làm việc và có tuổi thọ như người bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản là gì?
Theo Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hen phế quản là:
- Các dị nguyên hô hấp: bụi, khói, lông súc vật, phấn hoa, các chất hóa học, các chất có mùi mạnh, các khí lạnh…
- Các dị nguyên thức ăn: đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc động vật như: nhộng, tôm, cua, cá, các loại thịt thú rừng… ngay cả các loại sữa bò, trâu, dê…
- Các yếu tố nhiễm khuẩn: viêm phế quản, viêm phổi tái phát, viêm phổi kẽ, viêm xoang, viêm amydal. Đặc biệt là các nhiễm khuẩn do virus như: virus hợp bào hô hấp, Rhinovirus, cúm và á cúm.
Ngoài ra còn có các yếu tố khởi phát hen phế quản như: thay đổi thời tiết, bụi, khói, gắng sức, xúc động mạnh, vui buồn quá độ, hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá, …
Các triệu chứng của hen phế quản
Cơn hen phế quản thường xảy ra lúc nửa đêm về sáng, khi thay đổi thời tiết. thường có những triệu chứng báo trước như: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, hoặc đỏ mắt, ho khan.
Điều dưỡng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, khi bị hen phế quản bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:
- Khó thở: bệnh nhân cảm thấy ngộp thở, không đủ không khí để thở, khó thở thì thở ra, thường phải ngồi dậy tì tay vào thành giường dể thở.
- Đi kèm cùng với khó thở bệnh nhân thường có cảm giác bóp nghẹt lồng ngực.
- Khò khè: bệnh nhân khò khè nhất là thì thở ra, khò khè liên tục với âm sắc cao, liên quan với khó thở.
- Ho: khởi đầu cơn hen có ho khan, giai đoạn cuối bệnh nhân ho nhiều, khạc đờm nhầy trong, sau khi khạc đờm thì thấy đỡ khó thở.
Làm thế nào để kiểm soát hen?
Theo thông tin mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được thì Hen là bệnh mạn tính nên cần theo dõi và điều trị liên tục theo chỉ định của bác sĩ
Kiểm soát hen nhờ thuốc điều trị:
Khi điều trị dự phòng hen bạn nên chú ý tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc điều trị dự phòng khi thấy hết triệu chứng, không dùng kháng sinh tùy tiện, chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc không phải là phương pháp duy nhất để kiểm soát hen. Ngoài dùng thuốc tránh các chất kích thích và dị ứng nguyên rất quan trọng.

Kiểm soát hen bằng các kỹ thuật vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng trong việc điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các phương pháp tập thở rất có giá trị để cải thiện hô hấp. Tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành, tập sử dụng các cơ hô hấp phụ giúp rèn luyện các cơ hô hấp. Vỗ rung lồng ngực, uống đủ nước,… giúp cải thiện tình trạng ho, khạc đờm.
- Bệnh nhân có thể tập thở chúm môi theo kỹ thuật như sau: bệnh nhân nằm hoặc ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, toàn thân thư giãn, tinh thần thoải mái. Hít vào chậm qua mũi, sau đó từ từ thở ra chúm môi lại như đang huýt sáo, thở ra chậm sao cho thời giam thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Ngoài thở chúm môi bệnh nhân có thể tập thở cơ hoành hoặc kết hợp giữa tập thở cơ hoành với thở chúm môi.
- Kỹ thuật thở cơ hoành: bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng cổ vai, toàn thân thư giãn, tinh thần thoải mái. Đặt 1 bàn tay lên bụng, 1 bàn tay lên ngực. hít vào chậm, đều qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác phình lên. Lồng ngực không di chuyển. hóp bụng lại dần theo nhịp thở, thở chậm qua miệng với thời gian thở gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác lõm xuống. Tập thở sâu, từ từ, tăng dần mỗi ngày và không quá sức.
Cuối cùng lời khuyên của điều dưỡng viên Sài Gòn dành cho bạn để phòng tránh hen phế quản:
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh hít khói thuốc thụ động.
- Tiêm vaccine để chống nhiễm trùng đường hô hấp cũng như các bệnh liên quan đến phổi.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để giảm nguy cơ nhiễm virus.
- Đeo khẩu trang mỗi lần ra đường để hạn chế việc hít khói bụi
- Giữ môi trường sống trong và ngoài nhà luôn sạch sẽ, trong lành, thoáng mát.
Hi vong với bài viết mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã cập nhật trên đây có thể giúp cho các bạn nhìn nhận đúng đắn nhất về bệnh hen phế quản.