Các thầy thuốc vẫn có câu “Dùng thuốc như dùng binh…”, thuốc Đông y nếu uống không đúng cách sẽ không thể tận dụng được hết công dụng. Nên uống vào thời điểm nào, uống nóng hay nguội?
- Y sĩ YHCT Sài Gòn lưu ý về dụng cụ sử dụng sắc thuốc
- Y sĩ YHCT Sài Gòn bật mí tác dụng chữa bệnh từ rau ngót
- Y Sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ phương pháp châm cứu chữa bệnh

Ngày nay, nhiều người vì lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây nên có xu hướng điều trị bệnh bằng thuốc Y học cổ truyền. Tuy nhiên, theo các y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, để thuốc đông y có tác dụng tốt nhất, người dùng phải tuân thủ đúng các bước, từ việc sắc rồi uống với liều lượng sao cho hợp lý.
Sắc thuốc Đông Y như thế nào là đúng cách?
Để thuốc Đông y có thể phát huy tác dụng tối đa, trước tiên người sử dụng cần lưu ý đến phương thức sắc thuốc.
Ấm sắc thuốc: Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ để sắc thuốc, không nên dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc bởi vì trong các vị thuốc có rất nhiều các hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy đặc biệt là tanin, nó sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, thậm chí đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc.
Nước sắc thuốc: Nước dùng để sắc thuốc phải lấy từ nguồn nước sạch. Lượng nước sử dụng để sắc thuốc cũng tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Thông thường, đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay đối với lần đầu; những lần sắc sau ít hơn lần trước một chút.
Cách sắc thuốc: Lưu ý trước khi sắc thuốc, nên ngâm vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15-30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
Theo tài liệu Trung cấp Y học Cổ truyền cho biết, nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60-90 phút.
Hoặc nếu là các loại thuốc Đông y có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10-20phút. Cần lưu ý có một số vị thuốc có cách sắc khác nhau: các thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong. Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi, sừng tê giác… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc. Các loại cao thuốc, agiao, mật ong… sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng.
Mỗi bài thuốc, vị thuốc Đông y thì có cách sắc khác nhau. Do vậy cần thực hiện cách sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y.

Cách uống thuốc thang theo sự hướng dẫn của y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn
Loại thuốc khác nhau sẽ uống vào thời điểm khác nhau. Theo như lời khuyên của các chuyên gia Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau về thời gian uống thuốc.
- Nếu là thuốc bổ người bệnh nên uống trước khi ăn.
- Nếu là thuốc chữa bệnh thì nên uống vào lúc đói.
- Uống thuốc an thần thig nên uống trước khi đi ngủ.
- Thuốc dùng để chữa bệnh ở xương tủy vào buổi tối, ăn no trước khi uống.
- Chữa bệnh ở kinh mạch, tứ chi thì uống thuốc vào lúc sáng sớm chưa ăn gì.
- Chữa bệnh ở thượng tiêu, các bệnh tim, phổi, nên uống thuốc sau khi ăn.
- Chữa bệnh ở trung hạ tiêu, bệnh ở gan, mật, dạ dày, bàngquang…phải uống thuốc trước khi ăn.
- Uống thuốc để chữa các bệnh cấp tính nên uống thuốc khi cần.
- Nếu là thuốc hàn (lạnh) để chữa bệnh nhiệt nên uống lúc còn nóng.
Những kiêng kị khi sử dụng thuốc Đông y
Khi sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền cần chú ý một số điều kiêng kị để hạn chế những tác dụng không mong muốn của những thức ăn, đồ uống đến thuốc và nâng cao hiệu quả dùng thuốc. Các bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM lưu ý người bệnh sử dụng thuốc Đông y như sau:
- Khi uống thuốc Đông y không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thường trợ thấp sinh đờm, làm giảm quá trình hấp thu của thuốc.
- Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống lạnh.
- Một số loại thực phẩm như đậu xanh, giá đỗ, rau cải xanh giảm mất tác dụng của thuốc vì vậy khi uống thuốc Đông y nên kiêng.
- Những người mắc bệnh âm hư hỏa động: Đại nhiệt, háo khát uốngnước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch, hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng.
- Một số vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn như: thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, trạch, cá trê… Kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà, kiêng dấm khi uống thuốc có phục linh. Kiêng chè khi uống có thổ phục linh, kiêng thịt lợn khi thuốc có ké đầu ngựa.
- Không nên uống thuốc Đông y cùng với thuốc Tây, các vị thuốc cả thể công phá nhau làm giảm tác dụng hoặc mang lại những phản ứng có hại cho cơ thể.

Nhiều người xem qua thuốc Đông y, tưởng rằng liệu lượng không chính xác, kỳ thực y lý và nguyên tắc dùng thuốc rất chặt chẽ, không thể làm ẩu. Tùy từng trường hợp mà cần tham vấn kỹ lưỡng các thầy thuốc để thuốc phát huy hiệu quả.