Ung thư tuyến nước bọt là một chứng bệnh nguy hại, việc nắm rõ về bệnh là một trong những biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa hay sớm phát hiện bệnh để chữa trị hiệu quả
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn điều trị bệnh Vảy nến da đầu
- Điều dưỡng Sg cảnh báo những việc làm sai lầm khi điều trị cảm cúm
- 10 lời khuyên cho bệnh tăng huyết áp từ chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hại đến sức khỏe, bài viết này hãy cũng các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu cụ thể về căn bệnh nguy hiểm này
Ung thư tuyến nước bọt
Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, Tuyến nước bọt có chức năng tạo ra nước bọt và tiết nước bọt vào miệng qua ống dẫn. Nhờ có nước bọt mà thức ăn trở nên ẩm, giúp quá trình nhai, nuốt trở nên dễ dàng, có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, làm sạch miệng và có các kháng thể tiêu diệt vi trùng.
Ung thư tuyến nước bọt có thể xảy ra từ tuyến nước bọt lớn ở mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi và ngay cả dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa. Tuy nhiên ung thư tuyến nước bọt xảy ra nhiều nhất ở tuyến mang tai – tuyến ở phía trước của tai. Bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể bắt gặp và ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên thường được phát hiện ở những người lớn tuổi
Triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt
Về cơ bản những triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt có thể kể đến như: Khó nuốt, cảm giác tê một phần khuôn mặt, xuất hiện một khối sưng trên, ở gần hàm, cổ hoặc miệng, một bên cơ mặt yếu, đau dai dẳng ở tuyến nước bọt, khó há to miệng.
Trong những triệu chứng thường gặp, khối sưng gần vùng tuyến nước bọt là dấu hiệu thường gặp nhất của khối u tuyến nước bọt. Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng cũng cho biết đa phần các khối u tuyến nước bọt là lành tính. Nhưng cũng có nhiều trường hợp lành tính khác gây ra sưng tuyến nước bọt như là nhiễm trùng hay sỏi trong tuyến nước bọt.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt
Hiện tai nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt vẫn chưa được xác định, tuy nhiên bệnh ung thư tuyến nước bọt được biết đến là xảy ra khi có đột biến ADN ở các tế bào tuyến nước bọt. Khi các đột biến này xuất hiện sẽ làm cho tế bào tăng trưởng và phân chia nhanh chóng. Trong khi các tế bào khác chết thì những tế bào đột biến lại sống, tích tụ và hình thành khối u có thể xâm lấn các mô xung quanh. Các tế bào ung thư có thể tách rời ra và di căn xa đến các nơi khác trong cơ thể.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Virus liên quan đến bệnh ung thư tuyến nước bọt bao gồm HIV và virus Epstein-Barr, hay yếu tố mội trường sống, thói quen sinh hoạt…

Phát hiện và điều trị ung thư nước bọt
Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cũng cho biết ung thu tuyến nước bọt gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng, thậm chí là tử vong cho người bệnh nên việc điều trị đúng cách luôn được đề cao.
Các xét nghiệm và thủ thuật được dùng để chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt bao gồm:
- Khám lâm sàng: các bác sĩ sẽ khám tại các khối sưng vùng hàm, cổ và họng;
- Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể kể đến như chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ xác định kích thước và vị trí ung thư tuyến nước bọt;
- Sinh thiết: các bác sĩ sẽ đưa kim vào trong vùng nghi ngờ bị ung thư và hút dịch hoặc tế bào trong quá trình chọc hút sinh thiết. Các khối u tuyến nước bọt sẽ được phân tích tại phòng xét nghiệm sau khi phẫu thuật để chẩn đoán.
Nếu được chẩn đoán mắc ung thư tuyến nước bọt thì các bác sĩ sẽ xác định loại, kích thước và giai đoạn của bệnh để từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng cơ địa. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như: Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ, phẫu thuật tái tạo, phương pháp xạ trị, phương pháp hóa trị,…
Chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh có mức nguy hại lớn đến sức khỏe người bệnh và có dấu hiệu gia tăng hiện nay. Bởi vậy bạn cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết cũng như khám sức khỏe định kỳ và gặp bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể.