Đái tháo đường thai kỷ là một hiện trạng thường gặp ở các chị em trong thời kỳ mang thai. Nó để lại nhiều nguy cơ cho mẹ và bé. Vậy chúng ta phải làm gì để hạn chế tối đa nguy cơ!
- Tìm hiểu tình trạng ”ăn nhiều” nhưng không tăng cân từ Điều dưỡng SG
- Tìm hiểu vai trò của Estrogen với phụ nữ tuổi mãn kinh từ Điều dưỡng SG
- Tìm hiểu chứng di tinh và mộng tinh cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ là gì?
Ở phụ nữ mang thai, bào thai sản xuất ra các hormon kháng lại insulin của cơ thể. Để bù trừ lượng hormon đó, cơ thể phụ nữ cũng có cơ chế tăng cường sản xuất insulin để giữ mức đường huyết bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sản xuất đủ insulin để cân bằng lượng đường đó, tình trạng này gọi là đái tháo đường thai kỳ. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 5% phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ, tình trạng này thường hết sau khi sinh nhưng nó là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2.
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?
Các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm, đem lại nhiều nguy cơ bất lợi cho mẹ và sự phát triển của bào thai. Cu thể như sau:
- Đối với mẹ: Tăng nguy cơ sẩy thai, tiền sản giật và sinh non
- Đối với con:
+ Thai to: làm tăng khả năng chấn thương cho bé và mẹ trong khi sinh, khó đẻ thường và tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.
+ Thai lưu: Đây là biến chứng nặng nề nhất. Tuy nhiên hiện nay biến chứng này có giảm do các Trung tâm cham sóc sức khỏe sinh sản đã chủ động tầm soát đường máu bằng nghiệm pháp tăng đường huyết và theo dõi đường huyết tốt hơn.
+ Hạ đường huyết sơ sinh (lượng đường trong máu thấp ở trẻ sơ sinh) và các bất thường bẩm sinh.
+ Trẻ có thể tử vong trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng cuối, khi sinh và sau sinh.
Đái tháo đường thai kỳ có thể điều trị như thế nào?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, sau khi được bác sĩ chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ, điều đầu tiên chúng ta phải làm là thay đổi chế độ ăn (hay còn gọi là liệu pháp dinh dưỡng), chế độ tập luyện và điều chỉnh cân nặng. Theo tình hình thực tế có khoảng 70- 85% bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ có thể điều chỉnh được mức đường máu trở về bình thường bằng chế độ ăn và lối sống hợp lí mà không cần sử dụng thuốc. Trường hợp sau khi áp dụng chế độ ăn, luyện tập đúng cách nhưng đường máu vẫn cao thì sử dụng insulin là biện pháp an toàn nhất, do các thuốc viên chưa đủ bằng chứng lâm sàng về tính an toàn khi sử dụng ở phụ nữ có thai.
Điều chỉnh đường huyết đạt mục tiêu theo ADA 2017:
- ĐH đói ≤ 5.3 mmol/l
- ĐH sau ăn 1h ≤ 7.8 mmol/l
- ĐH sau ăn 2h ≤ 6.7 mmol/l

Chế độ ăn và luyện tập cho người bị đái tháo đường thai kỳ như thế nào?
Điều chỉnh chế độ ăn
Điều chỉnh chế độ ăn là yếu tố rất quan trọng trong kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thai kì. Chế độ ăn cần đảm bảo giảm calo, tuy nhiên cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai và tăng cân hợp lí trong thai kì, cụ thể:
- Đối với các loại thực phẩm tinh bột: Chúng ta nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt hơn là các loại đã tinh chế nếu có thể.
- Trái cây: Chúng ta nên ăn mỗi lần 1 miếng nhỏ thay vì ăn mỗi lần nguyên quả. Tránh uống nước hoa quả, nếu uống thì thay vì pha 100% nước hoa quả thì nên giảm xuống ½ cốc là nước hoa quả và pha thêm nước.
- Sữa và sữa chua: mọi người không nên chọn các loại thức ăn giàu chất béo, giàu đường. Các loại rau ít đường và carbohydrat thấp: xà lách, rau cải, cà rốt, cà chua, nấm, rau ngót. Một nửa khẩu phần ăn của bạn trong bữa ăn nên là rau.
Điều chỉnh chế độ luyện tập
Tập thể dục vừa sức được xem là một việc làm cải thiện điều chỉnh đường huyết ở đái tháo đường thai kỳ. Bệnh nhân nên tập bằng cách đi bộ nhanh hoặc vận động cánh tay khi ngồi ít nhất 10 phút sau mỗi bữa ăn, giúp làm giảm đường máu sau ăn và đạt mục tiêu đường huyết.
Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, để lại nhiều di chứng cho mẹ và trẻ. Do vậy, mọi người cần phải có chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp!