Những phẩm chất mà điều dưỡng viên Nhật Bản cần có là gì?

1.3 Bình chọn

Có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến chương trình điều dưỡng viên Nhật Bản. Bởi mức lương cao, có thể mang lại thu nhập 20-30 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, công việc này cũng đòi hỏi khá nhiều yếu tố khắt khe, nhất là y đức và nghiệp vụ của người điều dưỡng.

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng yêu thương, tận tụy chăm sóc người bệnh. Phẩm chất cá nhân là điều kiện cần thiết để người điều dưỡng thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp của mình. Hãy cùng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về những phẩm chất mà một điều dưỡng viên xuất khẩu lao động sang Nhật Bản cần có qua bài viết dưới đây.

Phẩm chất về đạo đức

Đức tính trung thực

Trung thực là một trong những nét cơ bản trong tính cách của điều dưỡng viên. Thực hiện các chức năng điều dưỡng: phối hợp và chủ động. Điều dưỡng viên có mối quan hệ chặt chẽ với người bệnh, với đồng nghiệp dựa trên lòng tin.

Ý thức trách nhiệm cao

Công việc của điều dưỡng viên liên quan chặt chẽ tới tính mạng, cuộc sống và hạnh phúc của người bệnh. Mọi sự sơ xuất và cẩu thả trong công việc đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Điều dưỡng phải thấu hiểu sâu sắc và phải rèn luyện thường xuyên để nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân.

Sự cảm thông, ân cần và sâu sắc

Điều dưỡng viên phải thấu hiểu, cảm thụ được nỗi đau của người bệnh. Trong công việc phải ân cần, tận tụy chăm sóc người bệnh. Nhưng, không được để tình cảm gây trở ngại đến công việc của mình.

Là một điều dưỡng viên cần phải thấu hiểu, cảm thụ được nỗi đau của người bệnh
Là một điều dưỡng viên cần phải thấu hiểu, cảm thụ được nỗi đau của người bệnh

Tác phong tự tin và khẩn trương

Tính khẩn trương là một trong những phẩm chất và yêu cầu của cán bộ y tế. Nhiệm vụ của cán bộ y tế là đấu tranh cho sự sống của người bệnh. Thiếu tự tin, chậm trễ trong công việc sẽ làm mất cơ hội cứu sống bệnh nhân. Chính vì vậy, điều dưỡng viên phải khẩn trương, tự tin, bình tĩnh trong công việc. Không được hấp tấp, vội vàng dễ gây hậu quả xấu cho người bệnh.

Lòng yêu nghề

Điều dưỡng viên Nhật Bản say mê nghề nghiệp sẽ không ngừng cập nhật những kiến thức mới, học tập và nâng cao trình độ. Khắc phục được khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Phẩm chất về mỹ học

Phẩm chất về mỹ học của điều dưỡng viên bao gồm: tính đúng mực, sự tươm tất, không có tật xấu, vẻ bên ngoài chỉnh tề.

Tác phong nghiêm chỉnh: như đầu tóc gọn gàng, đúng mực, cùng với bộ quần áo choàng trắng sẽ mang đến niềm tin cho người bệnh.

Quần áo nhàu nát, móng tay bôi sơn, trang điểm sặc sỡ sẽ gây tổn hại đến uy tín của cán bộ y tế.

Một điều dưỡng viên có sự chỉn chu chỉnh tề luôn mang đến thiện cảm từ người bệnh
Một điều dưỡng viên có sự chỉn chu chỉnh tề luôn mang đến thiện cảm từ người bệnh

Phẩm chất về trí tuệ

Phẩm chất về trí tuệ bao gồm: khả năng đánh giá và nhận định tình trạng bệnh nhân. Khả năng nghiên cứu và cải tiến, kỹ năng khôn khéo, thành thạo trong công tác.

Ngành điều dưỡng đang dần phát triển và trở thành một ngành riêng vì thế có rất nhiều đã đăng kí học Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn với hi vọng cơ hội việc làm mở rộng cũng như mức thu nhập ổn định, đặc biệt với người điều dưỡng viên được đào tạo có hệ thống, trình độ đào tạo phát triển  thì có mức thu nhập rất cao

Điều dưỡng là khoa học chăm sóc bệnh nhân. Những sáng kiến cải tiến, đề tài nghiên cứu khoa học…điều dưỡng sẽ giúp cho khoa học điều dưỡng, thực hành điều dưỡng phát triển lên trình độ cao hơn. Bệnh nhân được hưởng chế độ chăm sóc y tế tốt hơn.

Điều dưỡng viên phải thực hiện thành thạo các kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân. Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chăm sóc, khôn khéo trong quan hệ với đồng nghiệp, trong công việc, với môi trường xung quanh.

Hy vọng những nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về những phẩm chất cần có của người điều dưỡng viên. Chúc bạn thành công với công việc của mình.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn