Trong 5 năm trở lại đây, xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là con đường được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn. Bởi không chỉ mang lại cho người lao động một công việc ổn định, mà còn giúp lao động Việt học hỏi tác phong làm việc của người Nhật.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018: Ngành nào lương cao nhất?
Một thay đổi lớn trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018 nhận được sự quan tâm của lao động Việt. Đó là đa dạng các ngành nghề xuất khẩu lao động sang Nhật. Ngoài các ngành nghề lao động phổ thông như cơ khí, điện – điện tử, xây dựng, may mặc, nông nghiệp, chế biến thực phẩm,…Chính phủ Nhật Bản còn mở rộng thêm nhiều ngành nghề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật như điều dưỡng – hộ lý, kỹ sư cơ khí, kỹ sư công nghệ thông tin,…
Tại Nhật Bản, mức lương của người lao động đều tuân theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Tùy vào từng ngành nghề, khu vực và tính chất công việc sẽ có mức lương cơ bản khác nhau. Thông thường, mức lương cơ bản ở những thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Kyoto,…sẽ cao hơn thành phố nhỏ như Hyogo, Aichi, Saitama, Miyazaki, Shiga,…Nhưng chi phí sinh hoạt tại những thành phố lớn sẽ đắt đỏ hơn. Hãy cùng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về các ngành có mức thu nhập cao nhất khi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản năm 2018
Xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện kỹ sư ngành công nghệ thông tin, cơ khí
Mức lương cơ bản của kỹ sư khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản dao động từ 200.000 yên – 250.000 yên/tháng (chưa tính tăng ca). Tương đương khoảng 40-50 triệu vnđ/tháng. Chế độ đãi ngộ dành cho kỹ sư làm việc tại Nhật Bản rất tốt. Ngoài được hưởng những quyền lợi theo quy định, kỹ sư còn được công ty tiếp nhận hỗ trợ chi phí sinh hoạt như tiền thuê nhà, tiền ăn và phí đi lại. Bên cạnh đó, các kỹ sư còn được thưởng tùy theo năng lực làm việc.
Chế độ đãi ngộ dành cho kỹ sư công nghệ thông tin làm việc tại Nhật Bản rất tốt
So với các ngành nghề khác, thời gian xuất cảnh đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản theo diện kỹ sư sớm hơn. Thường khoảng 2 tháng sau khi phỏng vấn trúng tuyển. Tuy nhiên, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện kỹ sư có phần khắt khe hơn. Các ứng viên đăng ký tham gia phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật trở lên, có trình độ tiếng Nhật đạt N3.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng – hộ lý
Tại Nhật Bản, mức lương của điều dưỡng viên tuân theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Thông thường, thu nhập của điều dưỡng viên Việt Nam dao động khoảng 150.000 – 170.000 yên/tháng (tương đương khoảng 30-34 triệu vnđ/tháng).
Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn có cơ hội việc làm và mức thu nhập cao khi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Riêng đối với điều dưỡng viên được cấp Chứng chỉ quốc gia điều dưỡng Nhật Bản thì được phép làm việc dài hạn tại Nhật với mức thu nhập khủng khoảng 50-60 triệu/tháng. Theo thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH, hiện Việt Nam có 30 điều dưỡng viên, hộ lý được cấp chứng chỉ quốc gia điều dưỡng Nhật Bản.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề lao động phổ thông
Những ngành nghề lao động phổ thông thu hút nhiều lao động Việt đăng ký tham gia khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, gồm: chế biến thực phẩm, xây dựng, lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc, nông nghiệp, cơ khí,…Mức lương cơ bản của lao động Việt khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề phổ thông dao động khoảng 27-32 triệu đồng/tháng (chưa tính tăng ca).
Ngành nghề lao động phổ thông có mức thu nhập cao khi xuất khẩu lao động Nhật Bản
So với những ngành nghề trên, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành lao động phổ thông bớt khắt khe hơn. Các ứng viên chỉ cần đạt yêu cầu về sức khỏe và tốt nghiệp cấp II trở lên là có thể đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Việc lựa chọn ngành nghề khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đây sẽ là công việc sẽ gắn bó với người lao động trong suốt thời gian làm việc tại Nhật. Vì vậy, tùy vào trình độ, điều kiện và nguyện vọng của bản thân, người lao động có thể tìm được đơn hàng phù hợp.