Nhiễm độc thủy ngân có biểu hiện ra sao?

5 Bình chọn

Nếu tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân độc thông qua chế độ ăn uống hoặc môi trường ô nhiễm thủy ngân, con người có thể bị ngộ độc và gặp các triệu chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến sức khỏe.

Tìm hiểu về thủy ngân?

Thủy ngân là 1 nguyên tố kim loại, ký hiệu là Hg có mặt trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học. Nguyên tố này là một kim loại mà từ thời cổ đại con người đã biết tới nó. Nó là 1 kim loại duy nhất ở thể lỏng ở điều kiện thường, có màu óng ánh lắp lánh ánh bạc, khá nặng và không tan trong nước. Thủy ngân có khối lượng riêng tương đối lớn 13,6 g/cm3 tức là gấp 13,6 lần nước lỏng. Nhiệt độ sôi thấp nhất trong các kim loại đã biết.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết trong tự nhiên thủy ngân gặp ở cả dạng đơn chất phân tán trong các quặng của bạc, chì, kẽm … và tồn tại ở dạng hợp chất trong các khoáng vật như chu sa, thần sa (có thành phần chính là Cinnaba HgS…). Trữ lượng thủy ngân tương đối thấp và là nguyên tố ở dạng phân tán.

Về mặt hóa học, thủy ngân là kim loại nặng thể hiện tính khử rất yếu, khó bị Acid ăn mòn trừ một vài Acid có tính oxy hóa mạnh như HNO3, nước cường toan (dung dịch hỗn hợp trộn 3 thể tích HCl đặc với 1 thể tích HNO3 đặc), Thủy ngân khó bị oxygen không khí oxy hóa nên độ bền tương đối cao … Ngoài các Acid oxy hóa mạnh ra thì chlorine, bromine cũng oxy hóa được thủy ngân.

Trong bảng hệ thống tuần hoàn thủy ngân ở vị trí ô 80 có nguyên tử khối gần 201u, thể hiện 2 mức oxy hóa +1 và +2 nhưng +2 thường bền hơn.

Thủy ngân có độc tính không?

Thủy ngân là 1 kim loại nặng rất độc, cùng với cadium và chì, arsen là những nguyên tố nặng rất độc hại, gây tổn thương đa cơ quan trong cơ thể động vật và người nếu quá lượng vượt cấp cho phép …

Những kim loại này thường đi cùng nhau trong các quặng công nghiệp và bụi kim loại trong các nhà máy khai thác đá, quặng kim loại và nhiệt luyện kim …

Ngoài ra trong các khu vực công nghệ xi mạ, mạ điện, điện phân cũng thường thấy ô nhiễm và lẫn các tạp chất là các kim loại này …

Thủy ngân có đặc tính rất dễ gây nhiễm độc vì kim loại này dễ bay hơi và hơi của nó còn độc hơn cả dạng rắn. Các hợp chất của thủy ngân đặc biệt là HgCl2, Hg2Cl2, K2HgI4 cũng khá độc và dễ nhiễm vào nguồn nước ở quanh các khu công nghiệp rồi thấm xuống nước ngầm đỗ ra sông, hồ, và cuối cùng là biển sau đó được các sinh vật phù du ở song, biển ăn phải rồi sau đó thấm vào chuỗi thức ăn theo động vật thủy sinh: Cá, sò, ốc ăn phải và sau đó đi vào cơ thể người theo đường thực phẩm và gây tích tụ dần làm ngộ độc Hg.

Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân?

Nếu tiếp cận và nhiễm Hg trong một thời gian ngắn thì có thể sẻ biểu hiện ngộ độc cấp tính Hg có biểu hiện chủ yếu ở tiêu hóa và triệu chứng thần kinh

Biểu hiện tiêu hóa: Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa với đau bụng, buồn nôn, nôn ói, đi phân lỏng hoặc có thể nổi ban trên cơ thể (tuy ít gặp)

Triệu chứng thần kinh: run giật, nói lảm nhảm, nhức đầu biểu hiện choáng váng, chóng mặt và cảm giác tê rần chân tay

Nếu nhiễm độc lâu dài hoặc kéo dài nhiều tháng nhiều năm bệnh nhân sẻ có triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, rối loạn thần kinh trung ương và ngoại biên, rối loạn về sinh sản (rối loạn kinh nguyệt, chậm có thai ở nữ, ảnh hưởng chất lượng sinh lý nam giới…) Rối loạn huyết học (giảm sinh bạch cầu, hồng cầu). Rối loạn hệ tim mạch và huyết động học (tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim…) ngoài ra thủy ngân còn ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khác như Gan, thận làm viêm gan, tổn thương thận mô kẽ, tổn thương ống thận …

Làm sao để biết nhiễm độc thủy ngân?

Chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết triệu chứng lâm sàng không rõ ràng vì có thể lầm tưởng với các bệnh lý khác như rối loạn các cơ quan khác …vv nên xét nghiệm máu là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán 1 người có bị nhiễm thủy ngân không và nhiễm độc ở mức độ nào (nặng hay nhẹ) và tư vấn xem xét các biện pháp điều trị phù hợp

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn