Ngành Dược được xem là ngành học có nhu cầu cao trong xã hội, nhân lực trong ngành đang bị thiếu hụt. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ngành Dược trong những năm gần đây đang tăng cao. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết hiệu quả.
Tỷ lệ Dược sĩ thất nghiệp tại nước ta là bao nhiêu?
Theo thống kê, tỷ lệ Dược sĩ thất nghiệp trên cả nước hiện nay xấp xỉ 0.02% (tương đương trong một ngàn người lại có hai người thất nghiệp), nếu chỉ tính theo tỷ lệ phần trăm thì con số này chưa đáng bao nhiêu, nhưng khi xét theo số liệu tuyệt đối thì là một số liệu đáng buồn cho ngành Dược. Nhất là trong bối cảnh đất nước phát triển mạnh như hiện nay, nhiều doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đẩy mạnh đầu tư dài hạn tại Việt Nam, kéo theo tăng nhu cầu nhân lực trong ngành Dược. Do vậy, trên lý thuyết sinh viên ngành Dược rất dễ xin việc làm, vậy thì nguyên nhân khiến nhiêu dược sĩ thất nghiệp hiện nay là do đâu?
Những nguyên nhân khiến Dược sĩ thất nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều Dược sĩ thất nghiệp hiện nay, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Không xác định mục tiêu rõ ràng sau khi tốt nghiệp
Rất nhiều bạn sinh viên thừa nhận rằng theo học ngành Dược không phải vì yêu thích mà là do học sự sắp xếp của ba mẹ hoặc nghĩ rằng đây là ngành dễ xin việc và có mức lương hấp dẫn. Chính vì tư tưởng này mà các bạn không hề có sự chuẩn bị, đầu tư kỹ lưỡng cho tương lai của mình, không xác định được hướng đi phù hợp trong khi Dược học có rất nhiều sự lựa chọn chuyên ngành và nơi làm việc khác nhau.
Ngoài ra, có rất nhiều bạn học ngành Dược mang tư tưởng “ảo tưởng” sức mạnh bản thân, các bạn cứ nghĩ học ngành Y, ngành Dược là các bạn đã rất giỏi, ra trường chắc chắn sẽ có việc làm. Chính vì thế mà các bạn không chịu khó trau dồi, rèn luyện các kỹ năng mềm, cũng như cố gắng để có thành tích ấn tượng nhất, các bạn chỉ cần phấn đấu đủ để tốt nghiệp là đã hài lòng.
Có thể thấy, việc làm của ngành Dược rất đa dạng từ khâu trồng dược liệu, nghiên cứu, sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng đó là cả quá trình có những vị trí công việc đặc thù riêng. Chính vì thế nếu bạn không xác định mục tiêu, không có sự chuẩn bị sau khi ra trường sẽ làm gì, bạn rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Đòi hỏi cao khi mới ra trường
Có thể khẳng định, ngành Dược là một ngành quan trọng trong xã hội, nhu cầu nhân lực lại rất lớn. Nhưng không đồng nghĩa là bạn có thể ảo tưởng về tấm bằng dược sĩ của mình mà đòi hỏi những đãi ngộ quá cao từ phía doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển. Bạn là một nhân viên mới, nếu bạn muốn có những đãi ngộ tốt thì cần phải có thời gian để bạn khẳng định năng lực bản thân, bạn đem về cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể, thì chắc chắn một điều rằng không có doanh nghiệp nào từ chối đãi ngộ một nhân tài như bạn.
Dược sĩ thất nghiệp do quá kén chọn
Theo khảo sát thực tế cho thấy, đa số sinh viên mới ra trường ngành Dược “kén cá chọn canh”, công việc nào bạn cũng cảm thấy không phù hợp hoặc làm thời gian đầu cảm thấy không chịu được áp lực lại nhảy việc, lại tiếp tục áp lực và thấy không phù hợp, điều đó cứ lặp đi lặp lại làm cho bạn chán nản, không muốn tìm một công việc mới đúng chuyên ngành. Hoặc các bạn không chịu làm vị trí mà các bạn cho là cấp thấp, mới ra trường nhưng các bạn muốn ở vị trí người quản lý, đương nhiên không có một nhà tuyển dụng nào chấp nhận một sinh viên mới ra trường lại làm ở vị trí quan trọng và hưởng những đãi ngộ tốt nhất trong khi chưa chắc bạn đã mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, trừ khi bạn có những thành tích xuất sắc trong quá trình học và thực tập.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng thất nghiệp của Dược sĩ hiện nay?
Nhắc lại, ngành Dược đang thiếu nhân lực và đang phát triển mạnh nên cơ hội việc làm của bạn là rất cao. Để tìm được việc dễ dàng bạn cần tránh những sai lầm như đã nêu ở phần trên, điều bạn cần làm là hành động ngay từ bây giờ. Bạn nên học tập chủ động hơn, chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và hướng dẫn tự học, tự giác trong các giờ học tại nhà hoặc làm việc nhóm, khi phát hiện ra vấn đề khó giải quyết bạn hãy chủ động hỏi. Bạn nên tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ những bài thực hành, thực tập tại các công ty, cơ quan y tế, thậm chí bạn có thể học việc hoặc làm thêm ở nhà thuốc để có nhiều kinh nghiệm thực tế, những điều đó sẽ gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, bạn nên học tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ ngay từ bây giờ, một người giỏi ứng xử, giỏi ngoại ngữ luôn luôn có được những cơ hội tốt trong thời đại ngày nay.