Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn chia sẽ về biện pháp điều trị đột quỵ

Rate this post

Đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn chia sẽ về biện pháp điều trị đột quỵ
Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn chia sẽ về biện pháp điều trị đột quỵ

Đột quỵ được coi là một tình huống cấp cứu y tế và cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời, hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Điu dưỡng Sài Gòn tìm hiểu về bệnh đột quỵ cũng như biện pháp điều trị chứng bệnh nguy hiểm này qua bài viết sau.

Bệnh nhân được điu trị sơ cấp

Các chuyên gia cho biết các bệnh nhân điều trị sơ cấp cần thực hiện những điều trị sau đây:

Dịch:
  • Tình trạng thiếu hụt thể tích lòng mạch thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ, nhất là trên bệnh nhân lớn tuổi.
  • Dung dịch thường dùng là dịch muối đẳng trương.
  • Cần tránh quá tải nước tự do vì dung dịch nhược trương có nguy cơ làm nặng hơn phù não
  • Cần tránh dịch chứa đường vì nguy cơ gây tăng đường huyế
  • Hạ natri máu sau xuất huyết dưới nhện có thể do SIADH hoặc CSW.
Hạ đường huyết:

Hạ đường huyết có thể gây ra triệu chứng thần kinh khu trú như đột quỵ, nếu <60 mg/ml (3,3 mmol/l) cần điều chỉnh ngay về bình thường đồng thời tránh gây tăng đường huyết.

Tăng đường huyết:

Tăng đường huyết khi mức đường huyết >126 mg/ml (7 mmol/l) đi kèm với tiên lượng xấu, gây tăng tổn thương não do tăng toan chuyển hóa mô vì tăng chuyển hóa yếm khí, tăng tạo gốc tự do và tăng tính thấm hàng rào máu não.

Đánh giá nuốt:

Rối loạn nuốt thường gặp sau đột quỵ, là yếu tố nguy cơ chính đưa đến hít sặc/ viêm phổi, phòng ngừa bằng cách cho bệnh nhân tạm ngưng ăn qua miệng cho đến khi phản xạ nuốt được đánh giá.

Vị trí đầu và cơ thể:

Khuyến cáo đặt đầu ở tư thế trung tính, với đầu giường cao 300 cho tất cả bệnh nhân đột quỵ cấp có nguy cơ tăng áp lực nội sọ, hít sặc, mất bù tim phổi/ độ bão hòa oxygen.

Sốt:
  • Kèm rối loạn thần kinh cần xem xét viêm màng não, tràn mủ dưới màng cứng, áp xe não và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
  • Viêm phổi hít và nhiễm trùng tiểu cũng cần được xem xét.
  • Gây tăng tổn thương não do tăng giải phóng dẫn chất dẫn truyền thần kinh trung ương, tăng tạo gốc oxy tự do, tổn thương hàng rào máu não lan tỏa, tổn hại phục hồi chuyển hóa năng lượng và tăng cường ức chế protein kinase và làm nặng lỵ giải phóng protein của cơ xương.
  • Sốt xuất hiện sau 24h sau khởi phát đột quỵ đi kèm với tăng 2 lần nguy cơ tử vong 1 tháng sau đột quỵ.
  • Từ nguy cơ PAIS, paracetamol 1g/ngày có lẽ có lợi ở bệnh nhân khởi phát triệu chứng đột quỵ không hơn 12 tiếng và có thân nhiệt từ 370C đến 390

Bệnh nhân được điu trị trong 1 đơn vị chăm sóc chuyên v đột quỵ.

Các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điu dưỡng Sài Gòn cho biết trong 1 đơn vị chăm sóc chuyên về đột quỵ sẽ bao gồm:

Kiểm soát huyết áp:

Khác nhau giữa nhồi máu và xuất huyết não -> vai trò hướng dẫn điều trị của hình ảnh học thần kinh.

  • Tình trạng tưới máu ở mạch máu sau vùng tắc nghẽn phụ thuộc huyết áp hệ thống.
  • Ở bệnh nhân nhồi máu não, huyết áp thường cao do tăng huyết áp hệ thống, kích hoạt hệ thống giao cảm và một số cơ chế khác.
  • Tình trạng tăng huyết áp là tạm thời và sẽ giảm 20/10 mmHg trong 10 ngày.
  • Nếu bệnh nhân chuẩn bị làm sợi huyết, nên giảm huyết áp tâm thu < 185 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <110 mmHg, sau khi tiêu sợi huyết, giữ huyết áp < hoặc = 180/105 mmHg trong 24h.
  • Nếu bệnh nhân không tiêu sợi huyết, nên hạ huyết áp trong các tình huống như HA tâm thu > 220 mmHg hoặc HA tâm trương > 120 mmHg, bệnh mạch vành thiếu máu, suy tim, bóc tách động mạch chủ, bệnh não do tăng huyết áp, suy thận cấp hoặc tiền sản giật/ sản giật và chỉ giảm trong giới hạn 15% trong 24h giờ đầu.
  • Những bệnh nhân còn lại nên được hạ áp sau 24h khởi phát đột quỵ, đối với những bệnh nhân hẹp mạch máu lớn nên hạ áp chậm hơn (từ 7-14 ngày) -> hạ áp nên đạt được sau khi đã hoàn tất các đánh giá mạch máu.
  • Những bệnh nhân tụt huyết áp có thể dùng vận mạch để duy trì tưới máu não.
  • Thuốc được lựa chọn nên là thuốc có thể điều chỉnh nhanh và có thể phục hồi như labetalol hoặc nicardipine, lựa chọn thứ hai là nitroprusside.
Điu trị cấp cứu:
  • Alteplase trong 4,5 h đầu sau khởi phát đột quỵ.
  • Thủ thuật lấy huyết khối nội mạc trong 6 giờ đầu sau khởi phát đột quỵ.
  • Aspirin bắt đầu trong 48h sau khởi phát.
  • Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.
  • Điều trị statin giảm mỡ máu
  • Giảm huyết áp sau khi đột quỵ cấp đã qua.
  • Thay đổi lối sống bao gồm ngưng hút thuốc, giảm cân, tập thể dục.
  • Vài nghien cứu nhỏ gợi ý bắt đầu sớm SSRI sau đột quỵ cấp ở những bệnh nhân liệt nửa người nhưng không có tình trạng trầm cảm giúp tăng cường phục hồi vận động và giảm sự phụ thuộc sau này.
Điu trị bảo vệ thần kinh:

Điều trị bảo vệ thần kinh cho kết quả hứa hẹn ở động vật, nhưng các nguy cơ lâm sàng chưa cho thấy có lợi hơn.

Phòng ngừa biến chứng:
  • Các vấn đề đi kèm với đột quỵ như nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nuốt, viêm phổi hít, nhiễm trùng tiểu, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, mất nước, loét áp lực và các biến chứng về cơ xương khớp.
  • Sảng là tình trạng rối loạn ý thức với suy giảm chú ý và suy nghĩ rối loạn là một biến chứng quan trọng khác cần chú ý ở bệnh nhân đột quỵ cấp.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn
Điu trị kháng đông ở bệnh nhân nhồi máu não:
  • Bắt đầu kháng đông sớm thường trùng với thời gian dễ tổn thương do tái tưới máu, về lý thuyết làm tăng nguy cơ chuyển dạng xuất huyế
  • AHA khuyến cáo bắt đầu kháng đông trong 1-2 tuần sau khởi phát đột quỵ.
  • Các yếu tố tác động lên quyết định dùng kháng đông như huyết áp động mạch, tuổi, bệnh mạch máu não và kích thước ổ nhồi máu.
  • Tắc nghẽn mạch máu lớn đoạn gần -> kích thước ổ nhồi máu rất lớn -> tăng nguy cơ mạch máu dễ vỡ -> nguy cơ cao chuyển dạng xuất huyế
  • Nhồi máu hơn 1/3 diện phân phối của động mạch não giữa giam tăng nguy cơ chuyển dạng xuất huyế
  • Nguyên tắc: kích thước ổ nhồi máu nhỏ bắt đầu sau 72h, kích thước ổ nhồi máu vừa bắt đầu sau 1 tuần và kích thước lớn thì bắt đầu sau 2 tuần.
  • Huyết khối thất trái: nhồi máu do thuyên tắc từ tim có huyết khối trong thất trái ở cơ tim sau nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim dãn và bệnh cơ tim do stress, kháng đông dùng sớm giảm 86% nguy cơ thuyên tắc, nguy cơ xuất huyết não sau 1-2 tuần sau nhồi máu là 1,4%.
Điu trị kháng đông ở bệnh nhân sau xuất huyết não kèm rung nhĩ:

Điều tri kháng đông làm giảm nguy cơ chết do mạch máu hoặc đột quỵ không chết nhưng không làm tăng có ý nghĩa xuất huyết nặng, lợi ích lớn nhất khi bắt đầu kháng đông sau điều trị xuất huyết não 7-8 tuần, đối với phụ nữ nguy cơ cao, tổng nguy cơ chết do nguyên nhân mạch máu và đột quỵ tái phát trong 3 năm là 17% khi bắt đầu điều trị kháng đông sau 8 tuần, đối với nam nguy cơ cao là 14,3% về các nguy cơ như trên.

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất về điều trị đột quỵ mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã đề cập đến bạn, hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có những biện pháp cần thiết để tiến hành điều trị chứng bệnh này trong thời gian ngắn nhất một cách hiệu quả.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn