Bị zona thần kinh ở môi không những vô cùng khó chịu mà còn thiếu tự tin về thẩm mỹ. Chẳng những thế, bệnh lí này còn có thể biến chứng nhiễm trùng, nguy hiểm tới môi, mắt và giác mạc.
- Chuyên gia Điều dưỡng SG tư vấn biện pháp xử lý ngộ độc hiệu quả
- Tìm hiểu về bệnh Tiểu đường cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tư vấn hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ em từ Điều dưỡng Sài Gòn

BỆNH ZONA THẦN KINH Ở MÔI
Bệnh zona thần kinh ở môi cũng như bệnh zona nói chung đều do virut Varicella – zoster gây nên, chỉ khác nhau ở vị trí xuất hiện; thường xuất hiện ở bệnh nhân đã từng bị thủy đậu. Tại sao bị zona thần kinh cũng có thể là do khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược, stress thì virus này bắt đầu hoạt động và gây zona. Vị trí khu trú của thương tổn chủ yếu ở đầu các mút dây thần kinh vùng mắt, lưng, ngực, bụng, ít khi gây ở miệng. Bệnh có thể lây truyền và tái phát do căng thẳng đầu óc, ra nắng nhiều, thay đổi khí hậu, cảm lạnh hay cảm cúm…
Biểu hiện đầu tiên của zona thần kinh ở miệng thường là những cơn sốt nhẹ và đau nhức như kim châm ở vùng khởi phát bệnh. Khoảng 3 ngày sau đó các vết zona thần kinh ở mép dần lộ ra ngoài và gây ngứa ngáy, phát ban, bỏng rát, sưng đỏ. Các mụn nước li ti màu trắng đục mọc lên miệng thành cụm hoặc thành dãi dài xung quanh viền môi, miệng, cằm, má… 4 – 5 ngày sau đó, chúng vỡ dần ra, đóng vảy khô và để lại sẹo. Khi mụn nước vỡ, dịch chảy ra ngoài lây sang vùng da khác như zona thần kinh ở mắt hoặc lây cho người khác thông qua việc hôn môi, dùng chung khăn mặt… Một số trường hợp bị zona thần kinh ở miệng nặng có thể gây nhiễm trùng khiến cho môi, mắt, giác mạc bị tổn thương.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA THẦN KINH Ở MÔI
Thông thường, cách chữa bệnh zona thần kinh ở miệng truyền thống là dùng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc bôi tại chỗ… Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị riêng. Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu một phương pháp đặc biệt mà các bác sĩ da liễu hiện nay đang áp dụng: Liệu pháp đông tây y kết hợp vật lý trị liệu có khả năng xử lý zona thần kinh ở môi nhanh chóng, hiệu quả, ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh.
Theo đó, quá trình điều trị sử dụng các phương pháp như sau:
Dùng thuốc tây gồm: Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh các thuốc sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng virus nhằm làm hạn chế hoạt động của virus, giảm các triệu chứng đau rát do virus gây ra. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp giảm nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau khi trị liệu. Tùy cơ địa và thể trạng từng người mà bác sỹ sẽ kê đơn thuốc một cách khoa học, phù hợp nhất.
- Thuốc hỗ trợ như thuốc uống, thuốc bôi chống ngứa, thuốc giảm đau. Trong trường hợp zona thần kinh môi gây viêm thì có thể được kê thêm các loại thuốc chống viêm.
Dùng thuốc đông y: Đây là các loại thuốc chữa zona thần kinh có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, là các thảo dược quý có hoạt tính cao nên hỗ trợ tiêu diệt tận gốc virus gây bệnh, khôi phục chức năng sinh lí tự nhiên, thông máu điều kinh, làm sạch sâu, kháng viêm và giúp da thêm mềm mịn. Thuốc đạt tác dụng tốt bởi tiêu diệt căn nguyên gây bệnh và tăng sức miễn dịch cho da.
Vật lý trị liệu: Dùng công nghệ Nano phun sương vi sóng thiết kế vòi phun vi điểm nên chất dưỡng được phun thành dạng sương mịn cùng các hạt Nano siêu nhỏ len lỏi thẩm thấu sâu vào các lớp tế bào da, bổ sung độ ẩm cho da. Thêm vào đó, chức năng ánh sáng cũng được dùng để hỗ trợ các tác động của dưỡng chất đối với da, giảm sự kích thích da và đẩy mạnh sự hoạt hoá của dưỡng chất. Các loại ánh sáng được sử dụng bao gồm:
- Ánh sáng đỏ đóng vai trò kích thích nguyên bào sợi, làm tăng tuần hoàn máu, giúp da mềm mịn, tươi sáng.
- Ánh sáng xanh có khả năng làm dịu cơ, chống mụn, khử độc tố, loại bỏ các vi khuẩn và cải thiện khả năng miễn dịch cho da.
- Ánh sáng tím giúp tăng cường tái tạo tế bào da và kích thích quá trình trao đổi chất trên da.
Về cơ bản, đây là một cách chữa zona thần kinh ở môi đem lại hiệu quả toàn diện, an toàn bởi trị bệnh căn cứ trên cả nguyên nhân và triệu chứng từ những nguyên liệu tự nhiên; kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nên đảm bảo hiệu quả nhanh, tiết kiệm chi phí; da nhanh chóng khôi phục được sức sống, trở nên sáng mịn.

NGƯỜI BỆNH ZONA THẦN KINH NÊN ĂN GÌ CHO MAU KHỎI?
Thực hiện chế độ ăn khoa học, đúng đắn sẽ góp phần quan trọng đối với hiệu quả đẩy lùi zona thần kinh. Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn người bệnh Zona thần kinh nên đặc biệt lưu tâm những chất sau:
Lysine: Lysine là dòng Amino acid này có thể làm chậm hoặc giảm sự tăng trưởng của virus gây zona thần kinh và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chẳng những thế nó còn có khả năng làm giảm cường độ của flare-up từ đó giúp điều trị sớm đạt hiệu quả và ngăn chặn nguy cơ bệnh bùng phát. Các loại thực phẩm chứa nhiều lysine có thể kể đến cá, pho mát, các loại đậu, sản phẩm từ sữa và thịt gà.
Kẽm và vitamin C: Đây là 2 dưỡng chất zona thần kinh nên ăn gì cần thiết để tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa tái phát. Thực phẩm gợi ý tốt cho nhóm này như: các loại rau màu xanh lá, dâu tây, các loại đậu, các loại thịt đỏ…
Vitamin B-6 và B-12: Bản thân Vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chữa lành vết thương do virus zona gây nên rất tốt nên trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung loại vitamin này qua các loại củ quả như: khoai tây, khoai lang, chuối… B-12 giúp các chức năng thần kinh hoạt động tốt hơn, tạo ra một vỏ myelin bảo vệ dây thần kinh để cách nhiệt. Vì thế nên bổ sung vitamin B-12 thông qua các sò, cá, ngũ cốc, gan, cá ngừ, sữa và sữa chua trong chế độ bị zona thần kinh nên ăn gì mỗi ngày.
Cam thảo (Latin Glycyrrhiza glabra): Đối với zona thần kinh, loại thảo dược này có tác dụng chống virus, chống viêm, tăng cường chức năng tuyến thượng thận để đối phó với sự căng thẳng và giúp tối ưu hóa hệ miễn dịch. Nhờ đó giảm căng thẳng và giảm tổn thương đến hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ tái phát zona.