Đối với nhiều người cây anh túc không còn quá xa lạ. Nó còn có tên gọi khác là cây thuốc phiện. Vậy loại hoa này thực chất là có tác dụng chữa bệnh hay là mối nguy hại đối với sức khỏe con người?
- Chữa nôn mửa khi có thai theo Đông Y cùng Y sĩ YHCT Sài Gòn
- Tìm hiểu công dụng điều trị bệnh của cây Quýt từ Y sĩ YHCT Sài Gòn
- Chữa ung thư phổi bằng phương pháp Đông Y cùng Y sĩ YHCT Sài Gòn
Cây anh túc là gì?
Cây anh túc còn được gọi với các tên khác như anh túc xác, phù dung, a phiến, cây thuốc phiện. Cây anh túc có tên khoa học là Fructus paraveris Deseminatus. Và thuộc họa nhà thuốc phiện Papaveraceae.
Cây anh túc thuộc loại cây thân thảo có thể sống tới 2 năm. Cây có chiều cao trường thành là khoảng từ 1 đến 1,6 mét. Lá cây hình bầu dục, đối xứng nhau, có nhiều tua mọc dọc thân, dài từ 5 đến 7 centimet, toàn thân cây đều có màu xanh lục.
Thân cây anh túc mềm và mọc thẳng, rễ cây ở dạng phân nhánh. Hoa có màu tím, trắng, vàng hoặc đỏ vàng. Cánh hoa xếp thành 2-3 lớp, nở rộng bao trùm lấy nhị hoa to. Hoa anh túc nở vào khoảng từ tháng 3 tới tháng 5. Quả hình cầu hoặc trụ dài từ 4 đến 7 cm, rộng từ 3 đến 6 cm, màu xanh lúc non, khi về già chuyển dần sang màu nâu đen.
Các y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn cho biết, trong đông y, người ta thường dùng vỏ quả anh túc làm thuốc chữa các bệnh như ho gà, ho hen lâu ngày hoạt tinh do thận hư, đau ngực, di tinh, tiểu chảy, giảm ho, đau bụng, giảm đau,… Nhưng cần phải qua quá trình loại bỏ độc tính và chất gây nghiện của nó.
Về tác dụng dược lý của cây anh anh túc
Nhiều người nghĩ cây anh túc là loại cây có mối nguy hại lớn đối với sức khỏe và tính mạng con người, vậy tác dụng dược lý của cây anh túc là gi?
Tác dụng giảm đau: trong cây anh túc có Morphin và Codein, là 2 chất có khả năng làm giảm đau mạnh, giúp nâng ngưỡng chịu đau, làm dịu đau. Morphin có gia trị giảm đa gấp 4 lần so với codein.
Tác dụng thôi miên: Khả năng thôi miên của Codein và Morphin thực tế chỉ ở mức độ thấp chỉ gây ngủ nhẹ.
Đối với hệ tuần hoàn: Morphin là chất có khả năng làm giãn tĩnh mạch ngoại vi, làm giải phóng Histamin. Do đó nó có thể gây ra giảm huyết áp. Vì vậy những người bị thiếu máu gây mệt lả cần hết sức lưu ý khi sử dụng.
Đối với vết vị trường: Ở liều rất thấp, morphin có thể gây ra bón. Nguyên nhân là do tác dụng giảm thúc đẩy cơ ở thành ruột, tăng trương lực, đồng thời giản dịch nội tiết tiêu hóa. Bên cạnh đó, còn có thể làm tăng sức ép bên trong ống mật. gây ra ói mửa, đau bụng, đau mật. Codein cũng tương tự nhưng yếu hơn.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa anh túc
Các bác sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh rất tốt từ cây anh túc, cụ thể:
Trị ho lâu ngày: Lấy vỏ quả anh túc sau đó bỏ gân, nướng mật, tán nhuyễn. Mỗi lần uống lấy ra 2g uống cùng nước pha mật.
Trị lỵ: Đập dập vỏ quả anh túc mang nướng với mật tới hơi đỏ, hậu phác bỏ vỏ, ngâm cùng nước cốt gừng qua đêm rồi mang đi nướng. Sau đó mang cả hai tán bột, mỗi lần dùng lấy ra 8-12g uống cùng nước cơm.
Trị hen suyễn, lao, ho lâu năm mồ hôi tự ra: Dùng 100g anh túc xác, sao với giấm, 20g ô mai. Cả 2 tán bột, lấy 8g mỗi lần uống trước khi đi ngủ.
Trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ: Lấy 20g anh túc xác sao với giấm, tán nhỏ, 20g binh lang nghiền nỏ, xích lỵ vừa đủ. Uống cùng với mật ong, bạch lỵ thì uống với nang đường.
Trẻ em bị thổ tả, bạch lỵ, không muốn ăn uống: Dùng 40g anh túc sao, 40g trần bì sao, 8g chích thảo, 40g kha tử nướng và bỏ hạt, và 8g sa nhân. Tất cả tán bột, mỗi lần lấy ra 8-12g uống cùng nước cơm.
Trong các tài liệu Y học Cổ truyền mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, đối với những người mới bị ho hoặc mới bị lỵ, người suy yếu, trẻ em dưới 3 tuổi, con gái tuổi dậy thì, chân khí suy mà có thực tà, người già bị suy thận hoặc bệnh gan không được dùng cây anh túc để chữa bệnh.