Tìm hiểu những điều cần biết về dị ứng thuốc từ Dược Sài Gòn

Rate this post

Dị ứng thuốc (Toxidermie ) là nhiễm độc dị ứng thuốc, dị ứng da do thuốc, di ứng thuốc, phản ứng thuốc. Phần lớn nhẹ, một số trường hợp nặng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Tìm hiểu những điều cần biết về dị ứng thuốc từ Dược Sài Gòn
Tìm hiểu những điều cần biết về dị ứng thuốc từ Dược Sài Gòn

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc?

Theo các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn, nguyên nhân gây dị ứng thuốc do dùng thuốc đường toàn thân hay tại chỗ.

Triệu chứng sau khi dùng thuốc?

  • Ngứa da nhất là lòng bàn tay, bàn chân, miêm mạc.
  • Sốt.
  • Phát ban nhất là ban sởi hay sẩn phù như mề đay.
  • Hồng ban, ngứa, ngứa, mụn nước li ti.
  • Điểm hay vết xuất huyết dưới da, miêm mạc

Các loại thuốc có thể gây dị ứng?

  • Huyết thanh, hormon, vaccin…
  • Các loại khánh sinh: Penicillin, Steptomycin, Tetracycline…
  • Sulfamide chống nhiễm khuẩn, Sulfamide lợi tiểu, Sulfamide trị tiểu đường.
  • Các thuốc kháng lao: PAS, Rifampicin.
  • Thuốc tê: Procain
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Salicylic (aspirin), các chất dẫn phenobarbital…
  • Thuốc chữa sốt rét: quinin.
  • Thuốc an thần kinh: Barbituric, Tegretol, Chopromazin…
  • Iodur và các thuốc cản quang có iod.
  • Các kim loại nặng: Vàng, kẽm, thủy ngân…

Phân loại dị ứng thuốc?

Theo cơ chế bệnh sinh:

Type I: Phản ứng miễn dịch kiểu trung gian lgE

  • Thường do thuốc dùng đường tiêm (IM, IV) như: Penicillin, Streptomycin, huyết thanh dị loại…
  • Thời gian xảy ra đột ngột khi đang tiêm, vừa dừng mũi tiêmhay trong vòng vài phút.
  • Biểu hiện: Mề đay, phù mạch ở da, niêm mạc và các cơ quan khác. “Cơn hen thuốc” co thắt phế quản, khó thở. Nặng hơn là choáng phản vệ với tụt huyết áp, da lạnh tái, vã mồ hôi, tim nhanh nhỏ, co thắt phế quản, nghẹt thở, ngất, hôn mê… có thể tử vong.

Type II:Phản ứng độc tế bào

  • Thuốc hoặc chất hóa giáng của thuốc (kháng nguyên) kết hợp với kháng thể độc tế bào -> tiêu hủy tế bào như tiểu cầu -> gây xuất huyết, hạ tiểu cầu, hạ bạch cầu.
  • Các thuốc thường gây loại này là Penicillin, Cephalosporine, Sulfonamide, Quinine, Chlorpromazine…

Type III: Bệnh huyết thanh, viêm mao mạch do thuốc.

  • Thường xảy ra 5-7 ngày sau khi dùng thuốc (Sulfamide, Penicillin, Streptomycin…)
  • Biểu hiện lâm sàng: Viêm mao mạch, mề đay, viêm khớp, viêm thận, viêm phế nang. Thiếu máu tán huyết , mất bạch cầu hạt. Viêm đa dây thần kinh, viêm cơ tim, sốt nổi ban…

Type IV: Phản ứng ngoại ban dạng sởi

  • Lâm sàng: viêm da tiếp xúc, ban đỏ nhiễm sắc cố định.
Phân loại các hình thái lâm sàng dị ứng thuốc theo cơ chế phản ứng miễn dịch:
  • Phản ứng ngoại ban: Type III, IV
  • Ban mề đay, phù mạch: Type I, III
  • Hồng ban sắc tố cố định: Type III, IV
  • Viêm mạch: Type III
  • Hội chứng Stevens-Johnson: Type III, IV
  • Phản ứng quang dị ứng: Type IV

Phân biệt dị ứng thuốc với các phát ban do thuốc không do cơ chế miễn dịch?

Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cách phân biệt dị ứng thuốc với các phát ban do thuốc:

  • Đặc ứng: Phản ứng khi dùng thuốc (dù với liều nhỏ) xảy ra do thiếu men do di truyền.
  • Nhiễm độc do dùng thuốc lâu dài gây tích lũy thuốc như một số thuốc có chứa Hg, Arsen, vàng…
  • Trạng thái không dung nạp: Phản ứng bất thường khi dùng thuốc, có tính chất cá thể.
  • Kích ứng với thuốc bôi tại chỗ.
  • Hiện tượng Herxheimer: xảy ra khi điều trị đặc hiệu bệnh (giang mai, thương hàn), bệnh nặng gây sốt cao, tổn thương da nặng hơn… Các tác giả cho rằng đây là một hiện tượng “dạng phản vệ” do vi khuẩn bị tiêu diệt giải phóng độc tố.
  • Giải phóng histamin do một số thuốc như Quinin, Tetracycline… -> tác động lên các cơ quan đích.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng Corticoid tại chỗ hay toàn thân kéo dài có thể gây những triệu chứng trên da như teo da, rạn da, giãn mạch, giảm sắc tố, mụn trứng cá, ban xuất huyết… Một số thuốc như vitamin B12, INH… cũng có thể gây mụn trứng cá.

Các biểu hiện lâm sàng?

  • Nhiễm độc da dị ứng thuốc loại hình chậm: hay gặp nhất trên lâm sàng. Tiền sử dùng thuốc. Tổn thương trên da, ngứa, loét trợt niêm mạc. Nhiều mức độ: Nhẹ (mảng hồng ban, mụn nước nhỏ li ti như chàm), trung bình (hông ban, mụn nước to, bóng nước, loét, đóng mài), nặng (thêm hồng ban xuất huyết, tổn thương niêm mạc).
  • Ban mề đay cấp và phù Quinke: Hay gặp, ít nguy hiểm trừ khi phù thanh quản gây suy hô hấp cấp. Thuốc gây mề đay: Kháng sinh, hạ sốt, giảm đau.
  • Hội chứng Stevens-Johnson: Diễn tiến cấp tính, nặng. Tổn thương là bóng nước tập trung ở các hốc tự nhiên; da (hồng ban đa dạng); nội tạng (viêm phổi, viêm gan, thận); toàn thân (sốt cao, suy kiệt, nhiễm độc); tiên lượng nặng.
  • Thay đổi sắc tố da: Làm tăng sắc tố da
  • Hội chứng Lyell: Tập hợp những triệu chứng da và nội tạng rất nặng. Lâm sàng: Nữ gấp đôi nam; bệnh tiến triển cấp tính trong vài giờ, có khi đột ngột sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và nhược cơ. Tổn thương da, miêm mạc, toàn thân. Bệnh nhân dễ tử vong nếu không điều trị kịp thời và đúng cách
  • Hồng ban đa dạng: Một hội chứng phức tạp do nhiều nguyên nhân. Tổn thương ở da, vị trí ở mạt, cổ, cẳng tay, cảng chân, mu bàn tay, bàn chân.
  • Hồng ban sắc tố cố định tái phát: do thuốc thường là thuốc uống.
  • Đỏ da toàn thân: Đỏ da tróc vảy toàn thân, rất ngứa, thường kèm ớn lạnh, dễ nhiễm trùng thứ phát. Có 2 thể: Đỏ da toàn thân thể khô, đỏ da toàn thân thể ướt.
  • Hồng ban nút:Do nhiều loại thuốc như giảm đau, kháng viêm, kháng sinh…
  • Phát ban nhạy cảm ánh sáng: Phototoxic: phát ban sau 2-6 h tiếp xúc ánh nắng liên quan liều thuốc Tetracyclin, Doxycyclin, Methotrexate, Psoralen.
  • Ban xuất huyết: Dạng điểm, mảng, bóng nước, xuất huyết, loét. Tổn thương cơ quan: mắt, não, thận… Thuốc: kháng sinh, Furosemide, Phenytoin..
  • Vài phát ban đặc biệt: Ban Brom, ban Iod, nhiễm Asenic.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyến sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyến sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn

Điều trị dị ứng thuốc?

  • Ngừng ngay thuốc nghi ngờ gây dị ứng
  • Càng dùng ít thuốc càng tốt

Xử trí theo thể lâm sàng

  • Thể nhẹ: hoogf ban khu trú, mề đay chỉ cần thoa bột tan. Nếu lan rộng dùng kháng Histamin và Vitamin C liều cao
  • Phù Quicke, phù thanh quản, đau bụng, nôn, tiêu chảy: có chỉ định dùng kháng Histamin tổng hợp và Corticoid liều trung bình.
  • Thể bóng nước, bóng nước xuất huyết, hôi chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng với biểu hiện da đa dạng, rầm rộ:Điều trị thuốc kèm chế độ chăm sóc hộ lý chu đáo. Thoa bột talc. Chăm sóc kỹ các hốc tự nhiên. Nếu dính mi mắt: tách mi, nhỏ nước muối sinh lý. Lau rửa miệng, hậu môn, chấm thuốc màu. Chế độ ăn lỏng, nhiều đạm, bù nước, điện giải. Corticoid 11,5-2 mg/kg/ngày, tùy thể. Cho kháng sinh trừ nhóm đã dùng để chống nhiễm khuẩn, Vitamin liều cao.
  • Thể Lyell: cũng dùng phác đồ trên nhưng liều Corticoid cao hơn: 2-3 mg/kg/ngày.
  • Thể đỏ da toàn thân: xoa bột talc, corticoid, kháng sinh

Làm sao để điều trị dị ứng thuốc?

  • Dùng thuốc đúng chỉ định
  • Chỉ dùng thuốc khi cần thiết
  • Theo dõi các phản ứng khi sử dụng thuốc

Trên đây là những thông tin cần biết về nhận biết cũng như điều trị dị ứng thuốc mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đề cập đến các bạn, mong rằng qua bài viết này mong rằng các bạn có được cách nhận biết cũng như điều trị dị ứng thuốc hiệu quả!

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn