Mất ngủ là một bệnh thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi nhưng xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt ở người lớn tuổi.
- Tìm hiểu về bệnh Beriberi cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu tình trạng ”ăn nhiều” nhưng không tăng cân từ Điều dưỡng SG
- Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một rối loạn độc lập, có thể diễn ra mà không đi kèm các rối loạn khác hoặc vẫn còn tồn tại sau khi các rối loạn đi kèm đã được giải quyết. Mất ngủ có thể khởi phát, làm tăng hoặc kéo dài các rối loạn đi kèm nên điều trị trực tiếp nhằm vào tình trạng mất ngủ là cần thiết.
Điều trị mất ngủ ở người trưởng thành như thế nào?
Các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết điều trị chứng mất ngủ ở người lớn có thể bằng hành vi hoặc sử dụng thuốc.
Điều trị hành vi?
Kiểm soát yếu tố kích thích
Những bệnh nhân mất ngủ thường gắn kết giường hoặc phòng ngủ của họ với sự sợ hãi phải ngủ, càng nằm lâu trên giường để ngủ thì sự gắn kết này càng tăng dần và kết quả là làm nặng thêm tình trạng mất ngủ.
Mục tiêu của điều trị này là cắt đứt sự gắn kết nói trên:
- Chỉ nên lên giường khi đã buồn ngủ và sử dụng giường với mục đích ngủ (không đọc sách, xem phim…. trên giường).
- Không nên mất hơn 20 phút trên giường mà không ngủ.
- Nếu bạn vẫn thức sau 20 phút, rời khỏi phòng ngủ và tham gia một hoạt động thư giãn (nghe nhạc nhẹ nhàng), tránh các hoạt động có tính kích thích (ăn hoặc xem phim).
- Quay lại phòng ngủ khi đã thấy mệt và buồn ngủ.
- Nếu sau khi quay về giường mà vẫn không thể ngủ trong 20 phút, lặp lại qui trình trên.
- Chuông báo thức nên được cài đặt để đánh thức bệnh nhân vào cùng một thời điểm lúc sáng kể cả ngày cuối tuần, tránh ngủ nướng.
Bệnh nhân có thể không cải thiện nhanh, nhưng giấc ngủ sẽ tích lũy dần trong các đêm liên tục.
Thư giãn
Phương pháp này được chứng minh có hiệu quả hơn ở những bệnh nhân chưa từng dùng thuốc.
Thư giãn: Thực hiện trước mỗi giấc ngủ, gồm 2 kỹ thuật:
- Dãn cơ dần dần: dựa trên giả thuyết khi dãn một cơ ở một thời điểm cho đến khi toàn bộ cơ thể dược thư giãn, bắt đầu với các cơ vùng mặt, co cơ khoảng 1-2 giây sau đó dãn ra, lặp lại nhiều lần và áp dụng cho các nhóm cơ khác như hàm cổ, cẳng tay, cánh tay, nhón tay, ngực, bụng, mông, đùi, cẳng chân và chân. Có thể lặp lại chu kỳ khoảng 45 phút.
- Đáp ứng thư giãn: nằm hoặc ngồi thoải mái, mắt nhắm và thả lỏng toàn bộ cơ thể: thở bụng nhẹ nhàng, đưa suy nghĩ ra ngoài những suy nghĩ bình thường trong ngày, hướng sự chú trung tính vào một vật hoặc hình ảnh nào đó.
Điều trị giới hạn giấc ngủ
Một số bệnh nhân cố gắng nằm trên giường lâu hơn để cố gắng ngủ, sẽ gây dịch chuyển nhịp điều tiết ngày đêm bình thường và khiến giấc ngủ ngày hôm sau sẽ khó khăn hơn, đưa đến lại phải kéo dài thời gian nằm trên giường.
Phương pháp này nhằm hạn chế ngủ nướng, các giấc ngủ ngoài giường, tạo một đường dẫn vào giấc ngủ trên giường, giúp tập trung giấc ngủ và tăng cường hiệu quả giấc ngủ.
Nguyên tắc: Giảm thời gian ở trên giường xuống bằng thời gian bệnh nhân đang ngủ, nhưng không ít hơn 5 giờ mỗi ngày, bệnh nhân báo cáo thời gian ngủ và thời gian nằm trên giường, sau đó chia cho nhau sẽ ra thời gian ngủ hiệu quả, nếu tỷ số >85% thì tăng thời gian trên giường từ 15-30 phút, lặp lại qui trình cho đến khi bệnh nhân không còn cảm giác ngủ ngày, ngủ nướng không được phép. Hiệu quả từ trung bình đến lớn đạt được sau 3-12 tháng điều trị bằng phương pháp này.
Tác dụng phụ: tăng ngủ ngày, giảm thời gian phản ứng và có thể làm nặng thêm rối loạn lưỡng cực.
Điều trị nhận thức
Bệnh nhân thức dậy giữa đêm thường nghĩ họ sẽ hoạt động kém vào ngày hôm sau, lo lắng này sẽ làm tăng khó khăn vào giấc ngủ của họ, tạo vòng xoắn bệnh lý, bắt đầu buộc tội những sự kiện không vui trong ngày cho sự khó ngủ của bản thân, đo đó cần điều trị sự lo lắng và suy nghĩ tồi tệ bằng tâm lý liệu pháp.
Điều trị hành vi nhận thức
Phối hợp các phương pháp mô tả ở trên trong vài tuần.
Bất tiện của phương pháp này là tốn thời gian và ít nhà lâm sàng được huấn luyện về tất cả các phương pháp trên. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng chậm khởi phát giấc ngủ, thời gian thức tỉnh sau ngủ và hiệu quả giấc ngủ. Được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị chống chỉ định dùng thuốc như người lớn tuổi, phụ nữ xó thai, những bệnh nhân bị bệnh gan, thận và phổi.
Điều trị dùng thuốc?
Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo, điều trị dùng thuốc luôn có những nguy cơ và những lợi ích thiết thực vì thế người dùng cần luôn luôn cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích.
Những yếu tố và nguy cơ như sau:
- Thai kỳ: Các thuốc hướng thần làm tăng nguy cơ dị dạng thai nhi nếu dùng trong tam cá nguyệt đầu
- Rượu bia: Không dùng chung với thuốc hướng thần vì tăng nguy cơ ức chế hô hấp và tác dụng thần kinh của thuốc
- Bệnh gan, thận: Tích lũy liều và tăng hiệu quả an thần
- Bệnh phổi hoặc ngưng thở khi ngủ: Làm giảm thông khí và làm nặng hơn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Công việc trực đêm
- Lớn tuổi: Thường trên 75 tuổi
Các loại thuốc được sử dụng
Benzodiazepine so với Non Benzodiazepine có tác dụng như nhau lên sự khởi phát giấc ngủ nhưng Bezodiazepine kéo dài thời gian ngủ hơn do có thời gian bán hủy dài hơn.
Chọn lựa thuốc theo dạng rối loạn giấc ngủ:
- Bệnh nhân khó vào giấc ngủ, dùng thuốc hoạt tính ngắn để tránh ngầy ngật ngày hôm sau như Zaleplon, Zolpidem, Lorazepam và Ramelteon
- Bệnh nhân khó duy trì giấc ngủ: Dùng thuốc có hoạt tính dài hơn, nhưng nguy cơ gây nhức đầu hoặc chóng mặt như zolpidem giải phóng kéo dài, Zopiclone, Temazepam, Estazolam, Doxepin liều thấp và Suvorexant.
- Bệnh nhân bị thức giấc lúc nữa đêm: Zalepton và Zolpidem
Benzodiazepine: Gắn vào receptor dạng A của GABA, giảm thời gian khởi phát giấc ngủ, kéo dài thời gian ngủ phA 2, thời gian ngủ kéo dài, giảm nhẹ giai đoạn REM, thường dùng triazodam, estazolam, lorazepam, temazepam, flurazepam và quazepam, khác biệt giữa các thuốc là thời gian hoạt động. Diazepam ít được dùng trong điều trị mất ngủ vì thời gian tác dụng và nguy cơ tích lũy liều thuốc cao
Non Beodiazepine: Cũng tác động lên receptor dạng A của GABA nhưng cấu trúc khác benzodiazepine nên ít có hiệu quả giải lo âu và chống co giật, giúp giảm thời gian khởi phát giấc ngủ, giảm số lần thức tỉnh và cải thiện thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ. Nhóm non benzodiazepam bao gồm: zaleplon, zolpidem, eszopiclone, zolpidem giải phóng kéo dài
- Zaleplon: Thời gian bán hủy khoảng 1 tiếng, tác dụng trên bệnh nhân khó vào giấc ngủ, tác dụng phụ ít như đau đầu, ngầy ngật, nôn ói, đau bụng, ngủ gật, không được chỉ định điều trị lâu dài
- Zolpidem: Thời gian bán hủy 1,5-2,4 h, tác dụng cho bệnh nhân khó vào giấc ngủ, tác dụng phụ tương tự Zaleplon
- Zolpidem tác dụng kéo dài: Tác dụng trên bệnh nhân khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ với tác dụng ít hơn, giấc ngủ có thể tệ đi vào đêm đầu tiên sau khi ngưng thuốc này
- Eszopiclone: Thời gian tác dụng dài, 5-7 h, thậm chí đến 9h ở người lớn tuổi, tác dụng trên bệnh nhân khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, tác dụng phụ gây rối loạn giấc ngủ có thể tệ đi vào đêm đầu tiên sau khi ngưng thuốc này.
Đồng vận Melatonin: Ramelteon cải thiện khả năng vào giấc ngủ, kéo dài thời gian ngủ, giảm số lần thức tỉnh sau khi ngủ, hiệu quả có thể kéo dài 1 năm
Đối vận với Receptor Orexin: orexin A, B là các peptide thần kinh chụi trách nhiệm thúc đẩy sự thức tỉnh và điều hòa chu kỳ thức ngủ, suvorexant là đối vận của receptor của cả 2 loại orexin nói trên, thời gian bán hủy 12 tiếng, cải thiện thời gian ngủ và thời gian khởi phát giấc ngủ, có khuynh hướng dội ngược khi ngưng đột ngột Sucorexant, bắt đầu với liều thấp 5 mg, thuốc được chuyển hóa bởi CYP3A4, nguy cơ gây nghiện, tác dụng phụ thường gặp gây ngủ ngày.

Các thuốc khác
- Thuốc chống trầm cảm: Doxepin liều từ 3-6 mg được dùng điều trị mất ngủ
- Diphenhydramine: Không được khuyến cáo, gây buồn ngủ ngày hôm sau và các tác dụng phụ khác như khô miệng, chậm tỉnh táo, sảng, nhìn mở, rối loạn chức năng nhận thức, bí tiểu, táo bón, tăng áp nôi nhãn
- Kháng thần: Không khuyến cáo
- Barbiturate: Không khuyến cáo
- Thảo dược: Chưa ủng hộ hoàn toàn
- Melatoin: Cùng trong hội chứng trì hoãn pha thức ngủ, an toàn khi dùng ngắn ngày (dưới 3 tháng)
- Rượu: Giúp dễ vào giấc ngủ nhưng có thể thúc đẩy rối loạn giấc ngủ về đêm, mất ổn định đường thở trên và ngưng thở khi ngủ
Yếu tố nguy cơ và tác dụng phụ:
- Ngầy ngật vào ban ngày, rối loạn nhận thức, mất đồng bộ vận động và lệ thuộc thuốc
- Ức chế hô hấp và làm nặng hơn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Dùng kéo dài gây hiện tượng dội ngược
- Quá liều ngộ độc có thể xảy ra nếu dùng chung với rượu hoặc chất ức chế thần kinh khác
- Ramelteon ít gây nghiện và hiện tượng dội ngược
Thận trọng về liều:
- Zolpidem: liều bắt đầu 5mg
- Eszopiclone: liều bắt đầu 1mg
Người lớn tuổi:
- Tăng nguy cơ tổn hại nhận thức, an thần quá mức, sảng, kích động, lú lẫn, tổn hại vận động ban ngày
- Tăng nguy cơ té ngã gây chấn thương đầu và cổ xương đùi
- Nguy cơ tử vong
- Nguy cơ tự sát
Trên đây là những thông tin về cách điều trị chứng mất ngủ ở người trưởng thành mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã đề cập đến các bạn, qua bài viết mong hi vọng các bạn có được các biện pháp cải thiện tình trạng trên cũng như có một cuộc sống khỏe mạnh!