Thuốc tê là loại thuốc ức chế dây thần kinh cảm giác để làm mất cảm giác tạm thời tại ví trí tiếp xúc với thuốc, lạm dụng thuốc tê có thể có nhiều tác dụng phụ
- Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ về vai trò của Kẽm với cơ thể
- Tìm hiểu cách sử dụng thuốc ở trẻ em cùng chuyên gia Dược Sài Gòn
- Tìm hiểu vai trò của nguyên tố vi lượng Đồng và Chrome cùng Dược SG

Khi xã hội càng tiến bộ, sức chịu đựng của con người càng giảm, trong đó chịu đau là một ví dụ. Do vậy, tình trạng lạm dụng thuốc gây tê ngày càng nhiều. Hãy cùng các chuyên gia Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về những biến chứng thường gặp của thuốc gây tê qua bài viết này.
Thuốc gây tê là gì?
Theo chuyên gia Cao đẳng Dược, thuốc gây tê là loại thuốc ức chế dây thần kinh cảm giác để làm mất tạm thời cảm giác tại vị trí tiếp xúc với thuốc. Hay thuốc chỉ gây tê, làm mất cảm giác đau đớn chứ không làm mất ý thức, cơ thể vẫn hoạt động bình thường. Thuốc tê được dùng khi nhổ răng, vùng nướu được tiêm thuốc tê cứng và không còn cảm giác đau nhưng bệnh nhân vẫn còn ý thức được và hoàn toàn tỉnh táo, tay chân vẫn hoạt động bình thường. Thuốc gây tê được chia làm hai loại: gây tê bề mặt như tetracain, ethyl clorid dùng để bôi trên da, niêm mạc; loại còn lại là thuốc gây tê đường tiêm như lidocain, bupivacain sẽ thấm qua da, niêm mạc dùng gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống. Một số trường hợp nhổ răng cũng dùng gây tê đường tiêm. Một số thuốc gây tê thường được sử dụng hiện nay là lidocain, bupivacain, procain.
Dùng thuốc gây tê có thật sự an toàn?
Thuốc gây tê có tác dụng trước mắt là giảm cảm giác đau ở bệnh nhân. Tuy nhiên,chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết nhóm thuốc này cũng gây nhiều tác dụng phụ như: hạ huyết áp; nhịp tim chậm; tác dụng trên thần kinh như gây vật vã, suy hô hấp và co giật. Đặc biệt thuốc có thể gây dị ứng, trầm trọng nhất là gây sốc phản vệ. Bác sĩ phải đánh giá được liều dùng an toàn của thuốc gây tê thông qua xác định tuổi, cân nặng của bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, mức độ vùng mạch máu ở nơi thuốc tiếp xúc và thời gian dùng thuốc. Nếu dùng đường tiêm, phải cẩn thận theo dõi tác dụng độc của thuốc trong 30 phút đầu sau khi tiêm và cần có thuốc cấp cứu để xử lý khi bị tai biến.
Trong phẫu thuật thẫm mỹ, các bác sĩ thường hay sử dụng thuốc gây tê cục bộ
Trong thẫm mỹ như xăm môi, xăm mắt, các chuyên gia sử dụng thuốc gây tê cục bộ giúp cho bệnh nhân giảm cảm giác đau đớn trong lúc thực hiện ca phẫu thuật. Thuốc gây tê cục bộ có tác dụng gây tê một bộ phận nhỏ, ví dụ như mí mắt, răng, ngón tay do sự dẫn truyền thân kinh từ thần kinh ngoại biên đến não bị ức chế. Do đó, thuốc chỉ làm mất cảm giác đau nhưng không làm mất ý thức và thời gian tác dụng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn (chỉ vài giờ). Gây tê cục bộ thường dùng nhất trong các phòng nha (nhổ răng, trám răng). Trong nhãn khoa, thuốc gây tê dùng trong các tiểu phẫu nhỏ như mắt lẹo, đục thủy tinh thể. Trong da liễu, thuốc gây tê dùng trong các phẫu thuật nhỏ như xóa mốt ruồi, mụn cóc.
Có nhiều cơ sở thẫm mỹ nhỏ lẻ không có bác sĩ chuyên khoa vẫn sử dụng thuốc gây tê có đúng không?
Theo thông tin Y khoa mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được thì quy tắc chung trong các ca phẫu thuật dù lớn hay nhỏ thì hai thủ thuật quan trọng nhất là gây tê và gây mê. Gây tê có thể được thực hiện ở các thẩm mỹ viện tư nhân nhưng nhất định phải có bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc gây tê cần lưu ý thử thuốc trước khi tiêm cho bệnh nhân nhằm tránh tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc gây tê có thể sử dụng nhiều lần?
Mặc dù thuốc gây tê ít gây biến chứng nhưng chúng ta không được lạm dụng, sử dụng một cách vô tội vạ. Các chuyên gia về thần kinh cho biết không được sử dụng quá 14 lần trong đời với liều bình thường. Bởi thuốc gây tê dù có chất lượng tốt thế nào cũng để lại hậu quả nặng nề cho hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ, nói lắp.
Tóm lại, thuốc gây tê giúp giảm tạm thời cảm giác đau, rất tiện lợi cho các ca phẫu thuật. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì chúng ta không nên lạm dụng nhóm thuốc này vì có nhiều tác dụng phụ trên hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác nửa bạn nhé!