Tìm hiểu bài thuốc Đông Y chữa bệnh viêm khớp từ Y sĩ YHCT Sài Gòn

Rate this post

Bệnh viêm khớp là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trung niên và tỉ lệ bị bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới, gây trở ngại trong việc đi lại, vận động và sức khỏe.

Tìm hiểu bài thuốc Đông Y chữa bệnh viêm khớp từ Y sĩ YHCT Sài Gòn
Tìm hiểu bài thuốc Đông Y chữa bệnh viêm khớp từ Y sĩ YHCT Sài Gòn

Hãy cùng các chuyên gia YHCT Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về bệnh viêm khớp cũng như các cách điều trị bệnh này hiệu quả qua bài viết dưới đây

Bệnh viêm khớp là gì?

Bệnh viêm khớp là tình trạng rối loạn tại khớp, ảnh hưởng tới các sụn, được đặc trưng đến viêm 1 khớp hay nhiều khớp. Khi bị viêm khớp, các sụn bị vỡ và mòn đi, làm cho các xương dưới sụn cọ sát vào nhau khi vận động sẽ gây viêm nhiễm, sưng và đau nhức, hạn chế khả năng cử động khớp.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp

Các bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, viêm khớp có rất nhiều nguyên nhân, điển hình:

Do tuổi tác, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm khớp. Tỉ lệ người cao tuổi bị bệnh viêm khớp cao hơn nhiều hơn so với các lứa tuổi khác. Vì theo thời gian, các tế bào xương của người cao tuổi trở nên già hóa, sụn giòn và dễ gãy hơn, khớp cũng trở nên bị khô do không còn tiết ra nhiều dịch khớp nữa.

Những hoạt động thể thao, vận động hoặc tai nạn làm chấn thương hoặc tổn thương dây chằng đều là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến xương khớp và tăng nguy cơ bị viêm.

Yếu tố giới tính: so với nam giới thì phụ nữ thường bị viêm khớp nhiều hơn, bởi do cơ bắp của nam giới phản ứng với các xung thần kinh ở tốc độ nhanh hơn phụ nữ, nên trong những tình huống bất ngờ họ phẩn ứng cũng nhanh hơn nên ít gây tổn thương cho xương khớp. Bên cạnh đó, phụ nữ thường đi giày cao gót, đây cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm khớp nhiều hơn nam giới.

Làm việc với những thói quen lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể bị viêm khớp ngón chân, ngón tay,  khớp vai,…

Béo phì ha thừa cân cũng là nguyên nhân gây bệnh, do cân nặng làm tăng áp lực của cơ thể lên các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối khi ngồi xổm, khớp hông và cột sống.

Phân loại và triệu chứng của bệnh viêm khớp

Theo các bác sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, có 3 dạng viêm khớp thường gặp là: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thoái hóa và gout.

Viêm khớp thoái hóa

Đây là bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, bệnh này gây thoái hóa lớp sụn lót của khớp hoặc mọc gai xương gây cứng khớp đau khớp, và mất chức năng khớp.

Triệu chứng: sưng, đau, cứng một hay nhiều khớp làm hạn chế cử động, để lâu ngày khớp sẽ to ra, teo cơ do ít vận động. Vị trí thường gặp là cổ, cột sống, thắt lưng, gối, bàn tay và khớp háng.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, nguyên nhân do cơ thể tiết ra các chất tấn công bao khớp, xâm nhập và phá hủy ổ khớp. Và được chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính.

Triệu chứng: thường gặp ở ngón tay, bàn tay, lóng tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân… Thường có hiện tượng khó cử động, đau, cứng gây hạn chế vân động sau khi ngủ dậy. Để tình trạng này kéo dài dẫn đến biến dạng các khớp dần thành tổn thương nặng xương, sụn, xuất hiện các nốt thấp dưới da quanh các khớp chịu lực.

Gout

Là căn bệnh có sự xuất hiện của axit uric trong khớp.

Các y sĩ Y học cổ truyền TPHCM cho biết, người bệnh bị viêm khớp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng như: Khớp bị biến dạng, mất chức năng hoạt động khớp do bị teo cơ, tăng nguy cơ sẹo phổi, gây ra các biến chứng về phổi như tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ và tăng huyết áp trong phổi…

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp quen thuộc

Dược sĩ YHCT Sài Gòn đã tổng hợp nhiều bài thuốc giân gian để điều trị bệnh viêm khớp, cụ thể như sau:

Bài thuốc 1: Dùng 16g rễ bưởi bung, 12g cà gai leo, 20g nam tục đoạn, 20g thổ phục linh, 16g xương bồ, 16g hà thủ ô, 10g cam thảo, 10g thiên niên kiện và 8g quế. Đem tất cả sắc lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Lấy 10g cỏ xước, 16g ngải diệp, 16g tang ký sinh, 20g kê huyết đằng, 10g xuyên khung, 12g tất bát, 16g ngũ gia bì, 10g thiên niên kiện, 10g cầu tích. Tất cả sắc lấy nước, mỗi ngày 1 tháng, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Lấy 15g rễ lá lốt, 15g rễ vòi voi, 15g rễ bưởi bung,15g rễ cỏ xước. Sao vàng tất cả, rồi sau đó sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 4: Dùng 20g cỏ xước, 20g hy thiêm, 16g dễ si, 20g cẩu tích, 16g rễ quýt rừng, 20g lá lốt,12g cà gai leo và 10g thiên niên kiện. Tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 5: Lấy 12g đương quy, 20g trinh nữ, 20g bưởi bung, 20g hy thiêm, 12g bạch thược, 20g đinh lăng, 20g kê huyết đằng, 10g thiên niên kiện, 20g nam tục đoạn, 8g quế, sắc lấy nước chia 3 lần uống. Một liệu trình này kéo dài 15-17 ngày.

Bài thuốc 6: Lấy lá ngải cứu trắng, cho thêm muối, đổ nước nóng lên, rồi đắp lên những chỗ sưng đau sẽ rất hiệu quả.

Bài thuốc 7: 1 quả cà tím rửa sạch, thái thành từng khúc một, đun với nước cho sôi, ngâm cà tím cho đến khi nước nguội rồi sau đó lọc lấy nước uống.

Bên cạnh các bài thuốc dân gian thì theo lời khuyên từ các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, người bệnh cũng nên lưu ý chế độ ăn uống sao cho phù hợp như ăn nhiều rau xanh và tránh tính trạng thừa cân, béo phì, bổ sung canxi cho cơ thể bằng thực phẩm giàu canxi, sữa. Uống nhiều nước để làm tan rã axit uric trong máu. Đặc biệt, khi phát hiện những triệu chứng khó kiểm soát hay những cơn đau kéo dài nên đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn