Thông tin về bệnh viêm VA mãn tính từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Rate this post

Viêm VA mãn tính là tình trạng viêm VA quá phát hoặc viêm Va cấp tính tái phát nhiều lần. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng có nguy cơ bị viêm VA

Viêm VA ở trẻ em
Viêm VA ở trẻ em

Hãy cùng các bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm VA mãn tính qua bài viết sau đây!

BỆNH VIÊM VA MÃN TÍNH LÀ GÌ?

Tương tự như Amidan, VA là các tế bào mô bạch huyết có nhiệm vụ hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng. VA thường nằm ở phía sau vòm miệng và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Mặc dù các tế bào VA lọc vi khuẩn khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi VA cũng có thể bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, VA thường viêm, sưng gây ảnh hưởng đến một số sinh hoạt của người bệnh.

Viêm VA mãn tính là tình trạng viêm trong một thời gian dài hoặc viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần. Ngoài ra, tình trạng này được cho là đặc trưng bởi việc kết hợp với các bệnh lý phát sinh ở tai, cạnh xoang mũi và các bệnh lý liên quan khác.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, viêm VA có thể do nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn Streptococcus. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm trùng có thể liên quan đến một số loại virus bao gồm virus Epstein – Barr, Adenovirus và Rhovovirus.

Viêm VA được xem là mãn tính là khi tình trạng viêm VA cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc không được điều trị dứt điểm.

Một số đối tượng dễ bị viêm VA mãn tính bao gồm:

  • Nhiễm trùng tái phát nhiều lần ở cổ họng, cổ và vùng đầu.
  • Nhiễm trùng hoặc viêm Amidan
  • Tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây bệnh không không khí.
  • Ngoài ra, trẻ em cũng dễ mắc bệnh hơn người lớn. Tuy nhiên, viêm VA ở trẻ em có xu hướng tự thu nhỏ khi trẻ trưởng thành.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM VA MÃN TÍNH

Tùy vào từng đối tượng bệnh và tình trạng sức khỏe mà bệnh có thể có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể, một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng VA mãn tính bao gồm:

Dấu hiệu viêm VA mãn tính ở trẻ em

Trẻ em bị viêm VA mãn tính rất thường bị sốt và chậm phát triển hơn trẻ em cùng lứa tuổi. Ngoài ra, đôi khi bé cũng kén ăn, người gầy gò, tai nghe kém, thiếu oxy não do gặp vấn đề về hô hấp.

Ngoài ra, khi viêm VA phát triển, trẻ có thể gặp một số dấu hiệu phổ biến như:

  • Chảy nước mũi nhiều, nghẹt mũi thường xuyên. Đôi khi nước mũi có thể có màu vàng, xanh hoặc xuất hiện mủ trong nước mũi.
  • Nghẹt mũi thường xuyên với nhiều mức độ. Một số trẻ chỉ bị nghẹt mũi vào ban đêm. Tuy nhiên, nhiều bé có thể ngạt mũi khó thở suốt cả ngày. Điều này này trẻ phải thở bằng miệng và thường xuyên khóc bằng giọng mũi.
  • Viêm tai giữa có mủ thứ cấp thường phát triển song song với viêm VA. Điều này khiến đường hô hấp dưới bị viêm nghiêm trọng và có thể dẫn đến một số bệnh tai – mũi – họng mãn tính.
  • Sưng các hạch ở cổ.
  • Ngáy khi ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ.

Triệu chứng viêm VA mãn tính ở người lớn

Tùy theo mức độ viêm và nghiêm trọng của các triệu chứng mà viêm VA ở người lớn có các triệu chứng khác nhau. Viêm VA mãn tính ở người lớn có thể dẫn đến sưng to ở cổ, cản trở đường lưu thông của không khí và dẫn đến một số triệu chứng phổ biến như:

  • Ngáy to khi ngủ.
  • Mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Nghẹt mũi kinh niên.
  • Không thể thở bằng mũi và phải thở bằng miệng.
  • Nói chuyện bằng giọng mũi.
  • Khô và đau họng, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Có thói quen giữ cho miệng luôn mở.
  • Mất ngủ hoặc thường bị thức giấc giữa đêm.
  • Mệt mỏi và đau đầu.
  • Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi lạ kéo dài.

Trong một số trường hợp, viêm VA ở người lớn có thể đồng thời dẫn đến viêm Amidan. Viêm VA và viêm Amidan kết hợp có thể làm tắc nghẽn ống dẫn khí và gây khó khăn cho việc thở.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VA MÃN TÍNH

Cũng theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, viêm VA mãn tính thường được điều trị bằng kháng sinh và hoặc thuốc kháng virus. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nạo viêm VA để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Viêm VA mãn tính thường được điều trị bằng kháng sinh liên tục trong 3 tháng. Kháng sinh thường mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm VA. Khoảng hơn 50% người bệnh khỏi bệnh mà không cần phẫu thuật nạo viêm VA.

Một số thuốc thường được chỉ định điều trị bao gồm:

  • Mometasone (Metaspray): Xịt 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 3 tháng.
  • Timinic / Solvincold 2,5 ml: Uống hai lần mỗi ngày, liên tục trong 15 ngày.

Các loại thuốc này không có tác dụng phụ và được cho là an toàn để điều trị viêm VA ở trẻ em và người lớn.

Phẫu thuật nạo viêm VA

Phẫu thuật điều trị bao gồm nạo viêm VA và cắt bỏ viêm VA. Thông thường, phẫu thuật sẽ được chỉ định khi:

  • Thuốc kháng sinh không có hiệu quả điều trị.
  • Viêm VA cấp tính tái phát định kỳ.
  • Người bệnh có các bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm khác như ung thư hoặc khối u ở cổ.
  • Viêm họng gây khó nuốt và thở.

Phẫu thuật viêm VA là việc cắt bỏ VA bị viêm để tránh tái nhiễm trùng hoặc các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phẫu thuật Amidan nếu Amidan bị tổn thương.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH VIÊM VA MÃN TÍNH

Mặc dù không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa viêm VA. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách thực hiện một số lời khuyên như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
  • Uống nhiều nước.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên và đúng phương pháp.

Viêm VA mãn tính thường có thể điều trị bằng kháng sinh và thực hiện vệ sinh tốt tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc phẫu thuật để hạn chế các rủi ro không mong muốn.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn