Hiện nay ngày càng có nhiều người tìm đến phương pháp trị bệnh bằng y học cổ truyền, đặc biệt là các bệnh mạn tính. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của phương pháp trị bệnh bằng y học cổ truyền để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp và phát huy tối ưu hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y, có nguồn gốc từ dân tộc Trung Hoa và Việt Nam và đã xuất hiện từ xa xưa trước nền y học phương Tây. Phương pháp trị bệnh dựa vào nền tảng Âm dương – Ngũ hành, trị bệnh bằng các loại thảo dược thiên nhiên. Các bậc tổ của ngành Y học cổ truyền Việt Nam là Hải Thượng Lãng Ông và Tuệ Tĩnh.
Từ thời xưa, Y học Việt Nam dựa trên nền tảng từ Y học phương Đông kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh được tích lũy của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Cộng thêm lợi thế vùng nhiệt đới với nguồn tài nguyên dược liệu đa dạng và phong phú, kết hợp với sự hiểu biết về dược liệu của dân tộc ta đã tạo nên nền Y học cổ truyền Việt Nam.
Mục tiêu của trị bệnh trong Y học cổ truyền là cân bằng lại Âm – Dương, giúp cải thiện chức năng và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh trong Y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền chẩn đoán bệnh được dựa vào các phương pháp ngoại quan tứ chuẩn bao gồm: Vọng chẩn, Văn chẩn, Vấn chẩn, thiết chẩn.
Vọng chẩn: Các bác sĩ y học cổ truyền quan sát bên ngoài từ hoàn cảnh, điều kiện sống và các dấu hiệu nhận biết của người bệnh kết hợp quan sát các bộ phận như mặt, mắt, lưỡi,… để liên hệ đến những tổn thương ở phũ tạng bên trong.
Văn chẩn: Bác sĩ thông qua hỏi bệnh sẽ nhận biết được tính chất âm thanh của người bệnh từ tiếng thở, tiếng ho,… để đưa ra nhận định về tình trạng sức khỏe.
Vấn chẩn: Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày, tâm sinh lý người bệnh,…để thu thập những thông tin về tiền sử bệnh, diễn tiến của bệnh.
Thiết chẩn: Bác sĩ có thể sờ nắn hoặc sử dụng các dụng cụ bổ trợ để xem vị trí tổn thương và tính chất của bệnh, thường tại các vị trí như: mạch, tay, chân, da, bụng,…
Ngày nay các phương pháp chẩn đoán trong y học cổ truyền ngoài tứ chẩn thì còn kết hợp với các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng của y học hiện đại nhằm đem lại kết quả chẩn đoán chính xác và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Lợi thế và hạn chế của phương pháp trị bệnh bằng Y học cổ truyền
Lợi thế của y học cổ truyền
Tính an toàn cao, ít tác dụng phụ: các phương pháp chẩn đoán và các loại thuốc dùng trong y học cổ truyền có tính an toàn rất cao, thường sử dụng các loại nguyên liệu từ thiên nhiên như hoa, quả, thân, lá, rễ cây,…
Điều trị có hiệu quả: Thế mạnh của y học cổ truyền là điều trị các bệnh mạn tính như xương khớp, cơ, đái tháo đường,… bằng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, bổ sung dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Hạn chế của y học cổ truyền
Hiệu quả điều trị chậm: Các loại thuốc trong đông y không mang đến hiệu quả tức thời như tây y, tác dụng của các loại thảo dược thường đến chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong điều trị. Hơn thế nữa, việc điều chế các loại thuốc rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Thuốc đông y thường có mùi nặng gây cảm giác khó chịu cho người uống, mỗi lần uống phải được pha chế với một thể tích lớn làm cho người bệnh cảm thấy ngán và khó khăn trong việc điều trị lâu dài.
Theo các giảng viên dạy Trung cấp y học cổ truyền tại TPHCM cho biết thì Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực y học cổ truyền: Tuy nền y học cổ truyền đã được công nhân mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh mạn tính và ngày nay đang được kết hợp cùng tây y để nâng cao hiệu quả điều trị, Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong y học cổ truyền vô cùng hạn chế, bằng chứng là các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền tại mỗi địa phương còn rất ít và số lượng y bác sĩ y học cổ truyền còn hạn chế về số lượng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tọa Y học cổ truyền năm 2022
Ngành y học cổ truyền đang gặp khó khăn trong vấn đề nhân lực, tuy đó là hạn chế của ngành nhưng lại là cơ hội vô cùng tốt cho các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành học đầy triển vọng này.
Năm 2022 Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tiếp tục đào tạo nhân lực Y sĩ Y học cổ truyền cho hệ thống y tế nước nhà, các thông tin tuyển sinh bao gồm:
- Tên ngành, nghề: Y sĩ Y học cổ truyền (Traditional physician)
- Mã ngành, nghề: 5720102
- Trình độ đào tạo: Trung cấp
- Hình thức đào tạo: Chính quy
- Đối tượng tuyển sinh: Hoàn thành chương trình THPT hoặc tương đương
Website đăng ký tại ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN
Hotline tư vấn: 0886138613