Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng Cotrimoxazol

Rate this post

Cotrimoxazol là sự hối hợp của hai kháng sinh sulfamethoxazoleo và trimethoprim tỉ lệ 5: 1 cho tác đụng hiệp đồng kháng khuẩn và chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng Cotrimoxazol
Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng Cotrimoxazol

Đối tượng chỉ định dùng Cotrimoxazol

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn, Cotrimoxazol được chỉ định dùng với những đối tượng sau:

  • Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Cotrimoxazol
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, tái phát ở nữ trưởng thành
  • Viêm tuyết tiền liệt nhiễm khuẩn
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Đợt cấp viêm phế quản mạn
  • Viêm tai giữa cấp ở trẻ em
  • Viêm xoang má cấp người lớn
  • Nhiễm khuẩn do Pneumocys-tis jiroveci

Đối tượng chống chỉ định Cotrimoxazol

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Cotrimoxazol chống chỉ định với những đối tượng

  • Dị ứng Sulfamethoxazol hoặc trimethoprim
  • Thuốc ảnh hưởng đến hệ tạo máu nên không sử dụng trong trường hợp: Thiếu máu hồng cầu to do thiếu Acid folic, Rối loạn chuyển hóa Porphyrin (thành phần tạo máu), Rối loạn chức năng tuyến giáp (tuyến giáp cũng có một phần chức năng trong hệ tạo máu)
  • Suy dinh dưỡng
  • Suy thận gan
  • Thiếu men G6PD: khi thiếu men G6PD , tế bào máu sẽ bị các tác nhân là những chất oxy hóa mạnh làm tan máu, gây thiếu máu. Thuốc này là một chất chống oxy hóa mạnh cho nên đối với những người thiếu máu hay thiếu men G6PD cần thận trọng
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh văn bằng 2 cao đẳng Dược Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh văn bằng 2 cao đẳng Dược Sài Gòn

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Cotrimoxazol

Theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, những tác dụng phụ thường gặp khi dùng Cotrimoxazol có thể kể đến như

  • Ban da, ngứa
  • Tiêu chảy buồn nôn, chán ăn
  • Tăng kali máu
  • Đau đầu
  • Đi khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau
  • Đau bụng dữ dội, tiêu chảy nhiều nước hoặc có máu
  • Da nhợt nhạt, choáng đầu, hoa mắt hoặc khó thở, nhịp tim nhanh khó tập trung
  • Suy nhược hoặc cảm giác bệnh, sốt, rét run, đau hong, ho
  • Đau bụng mệt mỏi, nước tiểu sẫm, phân màu đất sét, vàng mắt vàng da
  • Triệu chứng cúm, sưng nướu răng, vết loét miệng, gây đau nhiều khi nuốt, lở da
  • Đau đầu, lú lẫn, nói lắp, suy nhược, nôn, mất phối hợp động tác, cảm thấy loạng choạng
  • Dị ứng nghiêm trọng: sốt đau họng, sưng mặt lưỡi đau nóng mắt, nốt đỏ hoặc tím lan rộng trên da, phồng, và bong tróc

Liêu dùng và lời khuyên từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Liều dùng Cotrimoxazol

  • 960mg/lần (800mg Sulfamethoxazol/160 mg Trimethoprim ) ngày 2 lần cách nhau 12 h
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng: 3 ngày hoặc 7-10 ngày
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính hoặc tái phát ở nữ: 10-14 ngày
  • Viêm tuyến tiền liệt: 3-6 tháng
  • Đợt cấp viêm phế quản mạn: 14 ngày
  • Không dùng trong điều trị viêm họng do liên cầu

Lời khuyên của Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

  • Uống thuốc với 1 ly nước đầy, thuốc có thể uống trước hoặc sau ăn
  • Uống nhiều nước mỗi ngày trong thời gian dùng thuốc để tránh mắc tinh thể hoặc sỏi thận
  • Đi khám bác sĩ nếu tiêu chảy nhiều nước, nhầy hoặc lẫn máu khi dùng thuốc cho đến 2 tháng sau khi ngừng thuốc, không dùng thuốc trị tiêu chảy
  • Có thể cần bổ sung Acid Folic trong thời gian dùng thuốc : 5 – 10 mg/ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 1 cách trực tiếp, khi ra ngoài nên che chắn và dùng kem chống nắng

Trên đây là những chia sẻ của Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về cách sử dụng Cotrimoxazol hiệu quả. Bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc này.

 

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn