Chia sẻ về bệnh viêm phế quản cấp tính từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Rate this post

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus, vi khuẩn. Bệnh thường dễ điều trị nếu phát hiện sớm và chăm sóc tốt. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn bệnh có thể gây nhiêu rủi ro tiềm ẩn

Bệnh viêm phế quản cấp tính
Bệnh viêm phế quản cấp tính

Các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về bệnh viêm phế quản cấp tính qua bài viết sau!

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH LÀ GÌ?

Các ống phế quản thực hiện chức năng đưa không khí từ khí quản di chuyển vào phổi. Khi các ống này bị viêm nhiễm thì chất nhầy có thể sẽ bị tích tục lại. Tình trạng này được gọi là viêm phế quản, gây ra các triệu chứng đặc trưng như ho, sốt hay khó thở.

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm thường kéo dài dưới 10 ngày. Hầu hết các trường hợp sẽ trở nên tốt hơn chỉ trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, những cơn ho có thể sẽ tiếp tục trong vài tuần hoặc hơn.

Viêm phế quản cấp tính được xem là một bệnh truyền nhiễm . Điều này là do nó gây ra bởi một nhiễm trùng ngắn hạn và có thể lây từ người sang người. Nhiễm trùng có thể lây lan thông qua dịch nhầy thải ra khi bạn ho, hắt hơi hay nói chuyện.

Thông thường, viêm phế quản cấp không được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm. Và nếu sớm phát hiện thì việc điều trị sẽ rất đơn giản, các triệu chứng của bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu không nghiêm túc điều trị thì bệnh sẽ có thể trở nên tồi tệ hơn. Lúc này người bệnh có nguy cơ cao sống chung với viêm phế quản mãn tính hay viêm phổi. Nếu điều này xảy ra thì một điều trị y tế chuyên sâu hơn được cho là cần thiết.

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết bệnh viêm phế quản cấp thường khởi phát do một số nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra 85 – 95% các trường hợp bị viêm phế quản cấp tính ở người lớn. Các loại virus gây cúm hoặc cảm lạnh thông thường đều có thể là tác nhân gây ra bệnh lý này.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể do vi khuẩn gây ra, thường phát triển sau khi bị nhiễm virus. Các các nhân có thể là vi khuẩn Bordetella pertussis, Chlamydia pneumoniae hay Mycoplasma pneumoniae.
  • Chất kích thích: Hít thở các chất kích thích như khói bụi, khói hóa chất cũng có thể sẽ gây viêm ở trong khí quản và ống phế quản.
  • Tình trạng hô hấp khác: Những người bị hen suyễn, viêm phổi thường sẽ có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp. Tuy nhiên, trong những trường hợp này bệnh lại không có khả năng truyền nhiễm vì không phải do nhiễm trùng gây ra.

Ngoài những nguyên nhân chính trên đây thì một số vấn đề khác cũng có thể được cho là yếu tố nguy cơ. Bao gồm:

  • Hút thuốc lá hay thường xuyên hít phải khói thuốc
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém
  • Không tiêm vắc-xin cúm, ho gà hay viêm phổi đầy đủ
  • Đối tượng những người trên 50 tuổi

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường găp bao gồm:

  • Ho: là triệu chứng không đặc hiệu, có thể là ho khan hay có đờm. Tình trạng ho thường kéo dài liên tục. Khi ho có thể sẽ kèm theo tức ngực hay chảy nước mũi.
  • Sốt: Người bệnh có thể sốt cao hay sốt nhẹ nhưng rất hiếm trường hợp không bị sốt.
  • Tiết đờm: Dịch nhầy này có xu hướng tiết nhiều hơn bình thường, có thể là màu trắng, vàng hay xanh nhạt.
  • Đau họng: Cổ họng có thể sưng lên, ngứa rát và cơn đau thường nặng hơn khi nuốt.
  • Khò khè: Thường là do lòng phế quản thu hẹp lại do phù nề, co thắt cơ trơn hay có đờm trong lòng phế quản.
  • Mệt mỏi: Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy uể oải, xanh xao, chán ăn… khiến cho hệ miễn dịch suy giảm.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH

Sử dụng thuốc khắc phục triệu chứng

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Một số thuốc được đề cập dưới đây là sử dụng phổ biến nhất, có thể đáp ứng với triệu chứng viêm phế quản cấp:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Thường được dùng trong trường hợp người bệnh bị sốt cao khoảng trên 38,5°C đi kèm. Acetaminophen và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt thông dụng nhất. Còn với thuốc aspirin thì tuyệt đối không dùng cho trẻ em, người bị hen suyễn hay viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc kháng histamine và thuốc chống sung huyết mũi: Có tác dụng khắc phục nhanh các triệu chứng sổ mũi hay ngạt mũi. Tuy nhiên, với trường hợp viêm phế quản cấp thì các thuốc này không được khuyến cáo bởi tiềm ẩn rất nhiều tác dụng ngoại ý.
  • Thuốc giãn phế quản: Có thể sử dụng thuốc giãn phế quản khí dung nhằm làm giảm tình trạng khò khè. Không nên sử dụng thuốc giãn phế quản đường uống. Bởi không chỉ cho hiệu quả thấp mà còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như hồi hộp, đánh trống ngực…
  • Thuốc làm loãng đờm: Trên thị trường hiện đang có nhiều loại phổ biến như bromhexin, acetylcystein, carbocystein… Tuy nhiên thuốc chỉ phát huy tác dụng tốt khi uống đủ nước và hiệu quả ở trẻ em còn hạn chế.
  • Thuốc kháng virus: Mặc dù không được khuyến khích sử dụng thường quy nhưng bác sĩ có thể chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là virus cúm.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực Y Dược chuyên nghiệp

Dùng kháng sinh

Đa phần các trường hợp bị viêm phế quản cấp tính đều là do virus gây ra. Chính vì thế mà việc điều trị bằng kháng sinh được cho là không cần thiết.

Các Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong một số trường hợp điển hình như sau:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra
  • Có bệnh phổi, thận, thần kinh cơ, gan, suy giảm miễn dịch đi kèm
  • Người trên 65 tuổi bị ho cấp tính đi kèm tiền sử nhập viện 1 năm trước đó hoặc mắc bệnh tiểu đường
  • Người có tiền sử suy tim xung huyết
  • Bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng Corticoid đường uống

Các biện pháp hỗ trợ

Ngoài việc sử dụng thuốc thì các biện pháp hỗ trợ tại nhà cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh viêm phế quản cấp. Bạn hãy chú ý đến một số biện pháp sau đây:

  • Lấy máy tạo độ ẩm để tạo độ ẩm trong không khí. Điều này có thể giúp nới lỏng chất nhầy trong đường mũi và ngực của bạn, làm cho nó dễ thở hơn.
  • Uống nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước hay trà, để làm loãng dịch nhầy trong đường thở. Điều này sẽ giúp đẩy nó ra ngoài dễ dàng hơn bằng cách ho hay xì nó qua mũi.
  • Thêm gừng vào trà hay nước nóng để uống. Gừng là một chất chống viêm tự nhiên có thể làm giảm kích thích và giảm viêm ở các ống phế quản đang bị tổn thương.
  • Tiêu thụ mật ong tối để làm dịu cơn ho do bệnh gây ra. Mật ong cũng có tác dụng làm dịu cổ họng nhờ đặc tính kháng virus cũng như kháng khuẩn.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phế quản cấp tính từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn