Cách điều trị bệnh gai cột sống cổ từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Rate this post

Gai cột sống cổ là bệnh hình thành do sự tổn thương của bề mặt khớp dẫn đến hoạt động của xương bị hạn chế. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới biến chứng bại liệt

Bệnh gai cột sống cổ
Bệnh gai cột sống cổ

Cùng theo dõi bài viết sau để được các Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh gai cột sống cổ!

BỆNH GAI CỘT SỐNG CỔ LÀ GÌ?

Theo Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, gai cột sống cổ là hiện tượng tại các mỏm xương hoặc điểm lồi có các khớp bị nhô ra. Bệnh hình thành do sự tổn thương của bề mặt khớp, làm hạn chế hoạt động của xương và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Vì gai cột sống cổ là bệnh có diễn biến từ từ, tăng dần theo thời gian nên rất khó để người bệnh phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, dựa vào các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân có thể chủ động đi thăm khám và nhận sự tư vấn từ phía các chuyên gia.

Nếu để bệnh kéo dài, gai cột sống cổ có thể dẫn tới một số biến chứng khôn lường như:

  • Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Đau nửa đầu, buốt đỉnh đầu.
  • Rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.
  • Gây bại liệt ở một hoặc cả hai cánh tay.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gai cột sống cổ, có thể kể tới một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Biến chứng từ bệnh lý xương khớp: Đặc biệt là các bệnh viêm xương khớp hoặc viêm gân, các bệnh này sẽ kích thích tế bào xương, dẫn tới việc tái tạo và hình thành xương thừa, mọc ra các gai xương.
  • Ảnh hưởng của tuổi tác: Tuổi tác càng cao, quá trình lão hoá diễn ra khiến sụn khớp bị hao mòn, cộng thêm việc canxi bị lắng đọng ở dây chằng khiến hình thành các gai quanh vùng cột sống cổ.
  • Do tai nạn, chấn thương: Khi cột sống cổ gặp phải chấn thương do tai nạn, lao động hoặc tập luyện sai tư thế, gây ra sức ép lớn lên hệ cơ xương khớp, cũng là nguyên nhân gây gai cột sống cổ.
  • Do béo phì, thừa cân: Những người béo phì, thừa cân khiến áp lực lên hệ cơ xương của cơ thể nặng nề hơn, dễ dẫn tới sự tổn thương xương khớp và hình thành gai cột sống cổ.

Ngoài các yếu tố chính kể trên, một số nguyên nhân khác được cho nguyên nhân dẫn tới bệnh gai cột sống cổ như: ngồi làm việc không đúng tư thế, chế độ ăn uống không đảm bảo đủ chất, yếu tố di truyền…

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Để nhận biết bệnh gai cột sống cổ, bệnh nhân có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Đau nhức vùng cổ: Bệnh nhân bị gai cột sống cổ sẽ nhận về những cơn đau nhức khu vực gáy, vùng giữa 2 bờ xương bả vai, sau hốc mắt hoặc thái dương. Theo thời gian, các cơn đau tăng dần và lan xuống cánh tay hoặc ngón tay.
  • Hạn chế vận động: Gai cột sống cổ khiến người bệnh gặp khó khăn khi chuyển động, đặc biệt là xoay cổ, cầm nắm đồ vật.
  • Cảm giác tê, ngứa râm ran: Cảm giác này xuất hiện ở cánh tay, có thể lan xuống ngón tay vào thời điểm bệnh gai cột sống cổ đã tiến triển nặng hơn.
  • Phát ra tiếng kêu lạo xạo: Đặc biệt rõ ràng khi thực hiện các động tác xoay cổ, vai gáy.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GAI CỘT SỐNG CỔ

Hiện nay, có các cách chữa bệnh gai cột sống được cho là phổ biến như: sử dụng phương pháp điều trị từ y học hiện đại, tận dụng các bài mẹo từ dân gian hoặc áp dụng bài thuốc chữa gai cột sống từ Đông y.

Chữa gai cột sống bằng y học hiện đại

Với y học hiện đại, bệnh nhân bị gai cột sống có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm cơ như: Acetaminophen, cyclobenzaprine, carisoprodol…

Ngoài ra, bệnh nhân gai cột sống cổ có thể kết hợp giữa việc dùng thuốc Tây với các bài tập vật lý trị liệu như: liệu pháp tư thế, sử dụng lực kéo căng khớp cổ, bài tập kéo giãn cột sống cổ…

Đối với bệnh nhân gai cột sống cổ ở tình trạng nặng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ gai cột sống cổ. Một số phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay có thể kể đến như: mổ nội soi cắt bỏ gai cột sống, cắt bỏ lá đốt sống, cấy miếng đệm gai mỏm gai…

Tuy nhiên, phẫu thuật là biện pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể để lại biến chứng, đồng thời cũng có nhiều trường hợp mọc gai trở lại sau phẫu thuật. Nên bệnh nhân cần cân nhắc thận trọng trước khi quyết định áp dụng.

Bài thuốc dân gian chữa gai cột sống cổ

Trong Y học cổ truyền có nhiều bài chữa mẹo từ nguồn nguyên liệu là cây lá quanh nhà. Do đó, một số bệnh nhân gai cột sống cổ đã lựa chọn phương pháp này để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Một số bài chữa mẹo phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến: cây xương rồng trị gai cột sống, chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ, chữa gai cột sống bằng ngải cứu, rau dền chữa bệnh gai cột sống, cây phèn đen trị gai cột sống…

Ưu điểm của phương pháp từ dân gian là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các bài thuốc kể trên đều chưa qua được kiểm chứng bởi bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Do đó, người bệnh gai cột sống cổ cũng nên lưu ý trước khi sử dụng.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn