Biến chứng nguy hiểm của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

5 Bình chọn

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một trong những rối loạn đông cầm máu thường gặp. Cơ chế của bệnh là lượng tiểu cầu trong máu giảm do bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là chứng bệnh gây rối loạn đông cầm máu

Khái quát về giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)

Giảm tiểu cầu miễn dịch là chứng rối loạn đông cầm máu làm cho người bệnh xuất hiện những vết bầm tím và chảy máu bất thường. Nguyên nhân chảy máu là do lượng tiểu cầu quá thấp – không thực hiện được chức năng đông cầm máu. Hậu quả của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch  là gây ra các vết bầm tím, các vết chấm đỏ giống như phát ban.

Trẻ em thường bị ITP sau đợt nhiễm virus và đa số các trường hợp có thể hồi phục hoàn toàn và không cần điều trị. Đối với người lớn, bệnh thường diễn biến mạn tính.Tuy nhiên, nếu như lượng tiểu cầu không giảm quá thấp và không có dấu hiệu chảy máu thì bạn không cần điều trị. Nếu như triệu chứng xuất huyết trở nên nghiêm trọng, bạn có thể điều trị bằng các loại thuốc làm tăng tiểu cầu hoặc phẫu thuật.

Triệu chứng giảm tiểu cầu miễn dịch

Đa số các trường hợp bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Nếu triệu chứng có xảy ra thì chúng bao gồm:

Xuất hiện nhiều vết bầm tím, đặc biệt vết bầm tím xuất hiện nhiều trên bệnh nhân lớn tuổi và có rối loạn chảy máu bất thường.

Xuất hiện các đốm đỏ như phát ban do chảy máu ngoài da.

Chảy máu tự phát tại nứu và niêm mạc.

Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân.

Rong kinh hoặc chảy máu kinh nguyệt bất thường.

Chảy máu không cầm được khi thực hiện phẫu thuật.

Nếu có những dấu hiệu trên, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP): Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị | Vinmec
ITP gây xuất huyết dưới da dạng chấm đỏ như phát ban

Biến chứng nguy hiểm của giảm tiểu cầu miễn dịch

Biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của giảm tiểu cầu miễn dịch là xuất huyết não và có thể gây tử vong.

Nếu đang trong giai đoạn thai kỳ mà số lượng tiểu cầu giảm rất thấp và có dấu hiệu xuất huyết, thì người mẹ sẽ có nguy cơ chảy máu nặng trong khi sinh. Lúc này bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp để duy trì ổn định số lượng tiểu cầu.

Nguy cơ giảm tiểu cầu miễn dịch cao hơn trên bệnh nhân mắc lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng antiphospholipid.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết trên của các bác sĩ trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bênh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

Để cập nhật và biết thêm nhiều kiến thức y học mời bạn đọc tham khảo website Tin tức y tế.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chuyên đào tạo nhân lực ngành y tế chất lượng cao.

Hotline tư vấn tuyển sinh Y Dược: 08.8613.8613

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn