Trong Y học cổ truyền, Dứa gai hay dứa gô, dứa dại là dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y dân gian giúp trị nhiều bệnh hiệu quả
- Y sĩ YHCT chia sẻ bài thuốc từ hoa Cúc trắng trị hoa mắt trong mặt
- Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ bài thuốc trị nhức đầu do thận khí suy tổn
- Y sĩ YHCT chia sẻ bài thuốc trị bệnh đường tiêu hóa từ Màng mề gà
Dứa gai có lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Thân có rễ phụ dài, cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái, quả to khi chín màu vàng.Đây là một loại thuốc Y học cổ truyền được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh khác nhau. Dứa có vị thơm, đắng cay, có thể hạ nhiệt, sát khuẩn, lợi niệu, làm long đờm và từ xa xưa con người đã phát hiện dùng nhiều bộ phận của cây Dứa gai làm thuốc. Rễ Dứa gai được sử dụng làm thuốc nhiều nhất vì nó có tính mát, vị ngọt nhẹ, lợi tiểu và công hiệu lương huyết. Hoa có vị ngọt, tính lạnh nên dùng thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt, nhiệt tả hay lợi thủy rất tốt. Các bộ phần của Dứa gai đều có thể làm thuốc, trong đó loại rễ non chưa bán đất là lựa chọn tốt nhất để làm thuốc và thường thu rễ quanh năm. Ngọn non thu hái vào mùa xuân, cả rễ và lá đều được phơi khô hay dùng tươi.
Sử dụng các bộ phận cây dứa dại làm thuốc theo Y học cổ truyền
Như đã nói, tất cả các bộ phận của cây dứa dại đều có thể làm thuốc. Tuỳ theo chứng bệnh mà các y sĩ Y học cổ truyền sẽ lựa chọn bộ phận của cây dứa dại, áp dụng với các dước liệu phù hợp.
Công dụng của Rễ Dứa gai
Rễ dứa sau khi thu hoạch đem về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Có thể sử dụng rễ dứa dai trong các bài thuốc chữa bệnh sau:
Chữa phù thũng: 8g rễ (nướng qua), hậu phác 12g; vỏ cây đại (sao vàng), tía tô, rễ cau non, rễ si, hương nhu, hoắc hương mỗi vị 8g; thái nhỏ. Sau đó đem sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần.
Chữa tiểu ra cát sỏi: rễ Dứa gai, cỏ tháp bút, mộc thông, sinh địa, mỗi vị 20g, thái nhỏ, sắc uống ngày 3 – 5 lần với bột hoạt thạch 10g.
Chữa kinh phong trẻ em: đọt non Dứa gai 12g, lá xương sông, cỏ nhọ nồi, lá chua me, búp mít mật, mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả đem giã nhỏ hòa với một chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm ít đường, uống cách 2 giờ một lần. Cứ mỗi tuổi uống một thìa cà phê.
Công dụng của Đọt non của Dứa gai
Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, Đọt non được thu hái vào mùa xuân, dùng tươi hay sấy khô, được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa chứng tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận: rễ Dứa gai 200g, trấu gạo nếp (sao thơm) 50g, râu ngô 150g, củ sả 50g, cam thảo dây 25g, nõn tre 25g. Đem sắc với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút, đem lọc, thêm đường, uống trong ngày. Trẻ em tùy tuổi, 100 – 150ml, người lớn mỗi lần 200 – 300ml. Ngày 2 – 3 lần. Một đợt điều trị là 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, rồi tiếp tục đợt nữa cho khỏi hẳn.
Chữa sỏi thận: Dứa gai 20g, cỏ bợ 30g, ngải cứu 20g, đường phèn 10g, đọt non. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm nước rồi gạn uống.
Chữa tiểu dắt, tiểu buốt có máu: đọt non Dứa gai 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.
Chữa đinh râu: đọt non, Dứa gai giã với lá đinh hương, đắp chữa đinh râu rất tốt.
Công dụng của Qủa Dứa gai
Quả Dứa gai được áp dụng trong nhiều bài thuốc, có thể kể đến như chữa xơ gan cổ chướng: quả Dứa gai 200g, thân cây ráy gai 200g, vỏ cây vọng cách, vỏ cây quao nước, rễ cỏ xước, lá trâm bầu, lá cối xay, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày…
Chữa viêm gan mạn tính: quả Dứa gai 100g, chó đẻ răng cưa 50g, sắc uống ngày một thang.
Theo các Y sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, căn cứ vào tình trạng bệnh, loại bệnh mắc phải mà người bệnh sẽ áp dụng các bài thuốc khác nhau. Tuy nhiên bạn không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn, tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp Y học cổ truyền. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia lớp học Trung cấp Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh để có thể tự chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn.