Tìm hiểu những lợi ích từ Kẽm tới cơ thể từ chuyên gia Dược Sài Gòn

Rate this post

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, thiếu Kẽm đang là một rắc rối nghiêm trọng của trẻ em và trẻ vị thành niên, đặc biệt ở các nước đang phát triển

Tìm hiểu những lợi ích từ Kẽm tới cơ thể từ chuyên gia Dược Sài Gòn
Tìm hiểu những lợi ích từ Kẽm tới cơ thể từ chuyên gia Dược Sài Gòn

Thiếu Kẽm gây chậm lớn, nhược giáp  bệnh về da, rối loạn mùi vị, rối loạn miễn dịch và dễ nhiễm trùng…. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Kẽm (Zn), hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về vai trò cũng như sự quan trọng của Kẽm qua bài viết dưới đây.

Vai trò của Kẽm với cơ thể

Kẽm góp phần không thể thiếu trong việc hoạt hóa trên 70 hệ thống enzyme quan trọng. Ngoài ra Kẽm góp phần điều hòa hoạt tính của viêm và có vai trò trong tăng trưởng sửa chữa mô và làm lành vết thương, dung nạp carborhydrat và tổng hợp hormone tinh hoàn. Vai trò cuả Kẽm dựa trên cơ sở Kẽm là thành phần của nhiều enzyme và protein trong điều hòa gen.

Kẽm còn vai trò trong đáp ứng miễn dịch và đáp ứng nhiễm trùng. Đã có nhiều bằng chứng rõ rệt về tác động ức chế vài tác nhân gây bệnh như ức chế bài tiết độc tố dịch tả, độc tố ruột của E.coli và tác động ức chế trực tiếp E.coli.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu Kẽm

Thiếu từ nguồn thức ăn là nguyên nhân hàng đầu của thiếu Zn là vấn đề sức khỏe quan trọng hàng đầu

  • Do hấp thu kém: Như bệnh viêm da đầu chi ruột (1 rối loạn di truyền)
  • Các nguyên nhân khác gây giảm Zn trong máu: Bệnh Crohn (tăng bài tiết và giảm hấp thu và giảm hấp thu Zn ở ruột), bệnh xơ nang hóa, bệnh hồng cầu liềm, bệnh gan, bệnh thận, nuôi ăn ngoài đường tiêu hóa lâu dài không bổ sug Zn, stress cấp, chấn thương, phẫu thuật, phỏng, nhiễm trùng.

Biểu hiện thiếu Kẽm

Các biểu hiện của thiếu Kẽm được các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn thống kê cụ thể như sau:

  • Thiếu nhẹ: Suy giảm miễn dịch, rối loạn mùi vị, quáng gà, giảm sinh tinh trùng
  • Thiếu nặng: rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng thường xuyên, viêm da mụn nước, rụng tóc, viêm bờ mi, viêm kết mạc, sụt cân, chậm phát triển, suy sinh dục nam giới
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn

Bổ sung Kẽm

Thiếu Zn gây tổn thương miễn dịch và có khuynh hướng bị nhiễm trùng nặng là điều thường gặp ở trẻ các nước đang phát triển. Bổ sung Zn được xem là biện pháp vừa chữa trị vừa phòng ngừa cho các bệnh nhân sau đây:

Phòng ngừa tiêu chảy và viêm phổi: trong nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung Kẽm thường xuyên làm giảm tỉ lệ bệnh. Bổ sung Zn 3 tháng trở lên cho trẻ dưới 5 tuổi làm giảm cơn tiêu chảy và nhiễm trùng hô hấp và viêm phổi.

Chữa trị tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài: Zn ức chế chuyên biệt tại chỗ 1 số độc tố và tác nhân gây bệnh đường ruột.

Kẽm kích thích tăng trưởng: Phân tích của nhiều nghiên cứu đã xác nhận bổ sung Zn làm tăng chiều cao và tăng trọng trẻ chậm lớn. Liều dùng trong nghiên cứu này là 1-20mg/ngày Zn nguyên tố.

Theo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, độc tính của Zn thấp, hấp thu Đồng ở ruột bị ức chế bởi Kẽm. Dùng lâu dài lượng Kẽm thừa 100mg/ngày cơ thể sẽ bị thiếu Cu. Uống một lúc 1-2 g ZnCuSO4 gây buồn nôn, ói mửa do kích thích và bào mòn ruột. Liều cao hợp chất Zn có thể gây suy thận cấp do hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn