Thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với sự căng thẳng, lo lắng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của sĩ tử. Dưới đây là một số thực phẩm có thể hỗ trợ giải tỏa lo âu mà các sĩ tử lên dùng
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu canxi và cách khắc phục
- Cơ thể thay đổi ra sao sau khi ngừng thuốc tránh thai?
Rối loạn lo âu khi quá căng thẳng trong mùa thi
Thi cử luôn là những trải nghiệm rất căng thẳng đối với học sinh, nhất là khi đứng trước các kỳ thi quyết định như thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp THPT. Rất nhiều trường hợp học sinh đã có những biểu hiện của rối loạn tâm thần do áp lực của thi cử.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết rối loạn lo âu thường diễn biến âm thầm, là kết quả của một thời gian tích tụ, dồn nén những áp lực. Cha mẹ cần quan tâm đến những biểu hiện của trẻ, nhất là trong khoảng thời gian kiểm tra, thi cử.
Nếu trẻ lo lắng quá mức, than phiền đau đầu, chóng mặt, căng cứng cơ… khiến trẻ luôn bất an, khô miệng, khó nuốt, sợ đến trường. Đây có thể là biểu hiện của các rối loạn lo âu lan tỏa. Bên cạnh đó, còn có những dạng stress cơ năng như trẻ bị đau bụng, đau đầu, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy…
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là một cách giảm rối loạn lo âu
Trong thời gian này, cha mẹ nên chú ý hơn đến sức khỏe của con bằng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất… giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.
Chuyên gia ngành Điều dưỡng cho biết cách tốt nhất để giảm cortisol – loại hormone chính gây ra căng thẳng trong cơ thể là tập trung vào chế độ ăn uống chống viêm. Điều đó có nghĩa là ít thực phẩm chế biến hơn và ăn nhiều thực phẩm nguyên chất hơn.
Thực phẩm giàu vitamin B: Các loại vitamin B đặc biệt là vitamin B12, có thể giúp chuyển hóa cortisol. Ví dụ: Thịt bò, thịt gà, trứng, ngũ cốc nguyên hạt. Động vật có vỏ cũng rất giàu vitamin B12, kẽm, đồng, mangan và selen góp phần vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như Gamma aminobutyric acid (GABA).
Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Những thực phẩm này làm giảm viêm. Dạng omega-3 được kích hoạt tốt nhất là thông qua cá béo, nhưng bạn cũng có thể lấy nó từ một số nguồn thực vật. Những thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm: cá cơm, bơ, hạt chia, hạt lanh, cá trích, cá thu, dầu ôliu, hàu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, quả óc chó.
Thực phẩm giàu magie: Magie cực kỳ có lợi khi giảm viêm, chuyển hóa cortisol và thư giãn cơ thể cũng như tâm trí. Thực phẩm chứa nhiều magie như: Bơ, chuối, bông cải xanh, socola đen, hạt bí ngô, rau chân vịt.
Thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm như thịt, cá, thịt gia cầm, các loại đậu giúp thúc đẩy lượng đường trong máu cân bằng. Cụ thể như: hạnh nhân, ức gà, trứng, thịt bò nạc, đậu lăng, đậu phộng, diêm mạch, cá ngừ, cá hồi, tôm…
Thực phẩm lên men tốt cho đường ruột: 70- 80% hệ thống miễn dịch của chúng ta phụ thuộc vào đường ruột, vì vậy nếu điều chỉnh chức năng đường ruột sẽ góp phần rất nhiều để tăng khả năng miễn dịch. Những thực phẩm giàu men vi sinh và lên men có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu và giảm cholesterol: Sữa chua Hy Lạp, Kefir, kim chi, Kombucha, dưa muối…
Các thực phẩm gây căng thẳng cần tránh
Cùng với việc ăn các thực phẩm có tính chất chống căng thẳng nói trên, cũng nên tránh tiêu thụ các thực phẩm làm tăng nồng độ cortisol. Thực phẩm gây căng thẳng cho cơ thể bao gồm: rượu bia; caffeine; thực phẩm chứa nhiều đường; nước ngọt.
Nếu muốn giảm căng thẳng, hãy ghi nhớ một lời khuyên quan trọng: Đừng bỏ bữa và cố gắng ăn đều đặn sau 3-5 giờ sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu. Nếu cơ thể trong tình trạng hạ đường huyết sẽ gây căng thẳng và làm tăng lượng cortisol.
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, không nên tự ý dùng các thực phẩm bổ sung để có được vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy luôn ưu tiên cung cấp dinh dưỡng qua nguồn thực phẩm và quan trọng là đều đặn hàng ngày.