Khi mang thai, nỗi sợ hãi thường trực của nhiều chị em là buồn nôn. Khi can thiệp bằng chế độ ăn uống và lối sống cùng với điều trị thuốc thích hợp có thể giúp thai phụ có cuộc sống hàng ngày ổn định
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu canxi và cách khắc phục
- Cơ thể thay đổi ra sao sau khi ngừng thuốc tránh thai?
Nguyên nhân gây buồn nôn ở phụ nữ mang thai là gì?
Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thai kỳ không rõ ràng và có thể do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó rất có thể liên quan đến những thay đổi nội tiết tố. Sự gia tăng các hormon estrogen và progesteron trong thời gian thai kỳ được xem là một yếu tố gây ra chứng buồn nôn ở thai phụ. Ngoài ra, bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết tác dụng phụ của một số thuốc (thuốc bổ sung vitamin, sắt hàm lượng cao…), tình trạng bệnh lý của thai phụ (viêm loét đường tiêu hóa), một số mùi thức ăn gây khó chịu… cũng là những yếu tố thuận lợi góp phần gây ra chứng buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai.
Thai phụ có thể được trấn an rằng buồn nôn và nôn nhẹ đến trung bình sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng thai phụ không ngừng nôn và buồn nôn trong nhiều tháng, người mẹ hầu như nôn hết tất cả các thức ăn, thức uống dung nạp vào cơ thể, không giữ lại được gì dẫn đến mất nước, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ của mẹ và bé… Lúc này, thai phụ rất cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng sút cân ở mẹ và suy dinh dưỡng ở thai nhi. Các loại thuốc dùng để điều trị tình trạng buồn nôn và nôn cho thai phụ do bác sĩ chuyên khoa kê đơn sẽ không liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non hoặc các kết quả không mong muốn khác trong thai kỳ.
Những thuốc nào được sử dụng để điều trị buồn nôn ở phụ nữ mang thai?
Pyridoxine (vitamin B6) được coi là thuốc điều trị đầu tay và có thể kết hợp với các thuốc chống nôn khác. Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng là pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như những coenzym trong quá trình chuyển hóa protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma – aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và hemoglobulin. Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Pyridoxin được hấp thu qua đường tiêu hóa, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu.
Magie giúp thư giãn thần kinh, chống nôn ói ở thai phụ. Sự kết hợp magie và vitamin B6 làm tăng cường hiệu quả điều trị buồn nôn cho thai phụ.
Thuốc kháng histamin: trước đây, do chưa đầy đủ thông tin nên việc kê đơn thuốc kháng histamin điều trị buồn nôn và nôn cho thai phụ rất dè dặt, chỉ hạn chế trong một số loại như doxylamin, meclizin, dimenhydrinat, không dùng diphenylhydramin ở 3 tháng đầu thai kỳ. Các nghiên cứu sau này lại cho kết quả khác, chứng minh thuốc kháng histamin thế hệ cũ và mới không gây dị tật thai nhi, không hại cho trẻ đang bú mẹ. Điều này tạo cơ hội thuận lợi hơn cho phụ nữ mang thai tiếp cận với thuốc để làm giảm chứng buồn nôn.
Doxylamine và pyridoxine: Viên nén phóng thích chậm kết hợp doxylamine và pyridoxine điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ đã được nhiều quốc gia trên thế giới ưa dùng và có hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, thai phụ bị nôn kéo dài có nguy cơ thiếu hụt thiamine. Bổ sung thiamine mỗi ngày cần được xem xét ở những thai phụ bị buồn nôn.
Gừng – một thảo dược có tác dụng chống co thắt đường tiêu hóa nên rất hiệu quả trong điều trị chứng nôn ở thai phụ.
Thai phụ nên làm gì khi bị nôn?
Chứng buồn nôn khi thai nghén (đặc biệt trong 3 tháng đầu) thì gần như chị em nào cũng trải qua ở các mức độ khác nhau. Chứng buồn nôn sẽ là bình thường nếu như nó ở mức chấp nhân được: thai phụ chỉ buồn nôn ở thời điểm nào đó như sáng sớm, khi đói hoặc no quá và không nôn hết thức ăn vừa dung nạp. Qua 3 tháng thai nghén, chứng nôn sẽ hết. Chứng buồn nôn và nôn cần được can thiệp bằng thuốc và các giải pháp khác khi thai phụ buồn nôn liên tục trong suốt quá trình mang thai, buồn nôn bất cứ lúc nào và giữ lại được rất ít thức ăn vừa ăn, nặng hơn nữa là không thể làm được việc gì vì chứng buồn nôn hành hạ. Buồn nôn và nôn nghiêm trọng có liên quan đến giảm cân, mất nước và rối loạn điện giải và có thể phải nhập viện.
Đối với chứng buồn nôn ở thai phụ, ngoài việc điều trị bằng thuốc, theo giảng viên Trường Dược Sài Gòn nên áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng mang lại hiệu quả cao như: Không vì sợ nôn mà để bụng đói, hãy chia thành những bữa ăn nhỏ và uống ít nước kèm theo thường xuyên. Sáng thức dậy nên ăn ít bánh ngọt khoảng 15 – 20 phút trước khi đứng dậy. Cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nên uống các thuốc bổ sung vitamin, sắt sau bữa ăn và nên dùng hàm lượng thấp. Tránh dùng các loại thức ăn có mùi khó chịu…Cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng nôn trở nên nghiêm trọng và kéo dài, sụt cân, có dấu hiệu mất nước (khô mũi, khô môi, nước tiểu vàng đậm).