Bệnh nấm sinh dục Candidas là bệnh thường gặp do một loại vi khuẩn trú ngụ trong đường sinh dục và đường ruột gây ra và dẫn đến nhiễm trùng các bộ phận này.
- Điều dưỡng Sài Gòn giải đáp thắc mắc về bệnh ung thư cổ họng
- Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn cụ thể về bệnh viêm họng cấp tính
- Dược Sài Gòn tư vấn sử dụng thuốc metformin trong điều trị tiểu đường

Nhiễm nấm sinh dục thường gặp nhất là nhiễm nấm candida.Các kỹ thuật viên xét nghiệm tại Cao đẳng Xét nghiệm Y học Sài Gòn cho biết, bệnh nấm sinh dục Candidas là bệnh rất dễ gặp ở cả phụ nữ và nam giới vì nó do loại vi khuẩn trú ngụ trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Khi có sự mất cân bằng trong các bộ phận này, nhiễm nấm candida có thể gây nhiễm trùng. Tuy nhiên mọi người thường có tâm lí dè dặt, ngại ngùng khi đi khám vì những suy nghĩ tiêu cực đối với căn bệnh này. Chính vì ngại đi khám mà bệnh nhân thường tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua bệnh.
Điều kiện thuận lợi phát triển bệnh
Nấm Candida được ví như ký sinh trùng cơ hội. Nấm men này tồn tại trong đường sinh dục và không có biểu hiện gì. Khi gặp những thay đổi về môi trường như pH âm đạo, chúng được cơ hội sinh sôi, phát triển và gây ra các biểu hiện bệnh. Sau đây là những yếu tố nguy cơ của bệnh:
- Môi trường âm đạo có thể thay đổi pH với trong các trường hợp có thai, gần trước kì kinh nguyệt, hay khi đổi loại dung dịch vệ sinh thường dùng,
- Dùng thuốc tránh thai làm tăng nồng độ hoc-mon, thụt rửa âm đạo thường xuyên, vệ sinh vùng kín kém, mặc đồ lót chất liệu nilon gây bí,…
- Đối với bệnh nhân có các bệnh mãn tính phải sử dụng kháng sinh kéo dài
- Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch khi sử dụng các thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài
- Đái tháo đường tạo môi trường khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng
Dấu hiệu nhận biết
Theo thông tin mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Ngứa và ra khí hư là hai triệu chứng tiêu biểu của bệnh nhiễm nấm candida. Vùng kín khởi phát ngứa và khí hư ra nhiều có màu trắng ngà, hoặc trắng hơi xanh, có mùi tanh nồng,… gây khó chiu và bất tiện trong sinh hoạt. nhiễm trùng nặng hơn, người bệnh có cảm giác đau bỏng rát âm đạo, đi tiểu buốt, đau khi giao hợp, phù nề âm hộ, có khi nấm lan ra cả vùng bẹn và đùi. Bệnh có thể lây qua các con đường: tình dục không an toàn, mặc chung đồ lót, giặt chung đồ lót,…
Có đến 25-30% phụ nữ khỏe mạnh có thể tìm thấy nấm Candida trong âm đạo nhưng không có các biểu hiện lâm sàng, các chủng nấm này chỉ trực chờ cơ hội thuận lợi sẽ sinh sôi nảy nở một cách chóng mặt trong âm đạo
Đây là bệnh lây qua đường tình dục, khi muốn điều trị dứt điểm cần phải điều trị tích cực cả vợ chồng. Đàn ông quan hệ với phụ nữ nhiễm nấm, có thể bị lây nhiễm, vơi biểu hiện viêm đỏ ngứa vùng kín.
Biến chứng nguy hiểm của nhiễm nấm Candida
Theo lời khuyên từ các kỹ thuật viên Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Y học Sài Gòn, khi có các triệu chứng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị dứt điểm. Tuân thủ phác đồ điều trị, kiên trì điều trị là yếu tố tiên quyết, ngoài ra bạn nên nghiêm túc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh cũng như nhờ bác sĩ tư vấn chuyên môn, để bạn có sự phòng ngừa tích cực hơn vì sau đây là những biến chứng nguy hại khi mà nhiễm nấm Candida bùng phát:, nấm có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết ( đặc biệt trên bệnh nhân bị đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch) hoặc nhiễm nấm nội tạng gây tổn thương gan, não, thận ,…

Thuốc điều trị và dự phòng
Cũng theo thông tin mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được, các thuốc chống nấm hiện nay chủ yếu là nhóm nystatin, ketoconazole, fluconazole, metronidazol hay itraconazole. Khi chuẩn đoán bị nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh nhận thường được chỉ định uống fluconazole và viện đặt âm đạo chứa nystatin, hay miconazole. Lưu ý đặt thuốc trước khi đi ngủ. Cần thận trọng những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chảy máu tiêu hóa, chứng vú to ở nam giới, giảm tình dục, nhức đầu, chóng mặt, ngủ gà, viêm da,…
Ở nam giới, việc điều trị có thể dễ dàng hơn so với nữ giới, chú ý giữ vệ sinh khô thoáng, sạch sẽ, tuy nhiên nếu bao quy đầu bị viêm thì có thể bôi kem chống nấm như clotrimazole hay ketonazole. Các trường hợp hay tái phát cần uống đợt thuốc dự phòng để phòng sự nhiễm bệnh.
Ketoconazol là thuốc trị nấm, nhưng gây ức chế enzym gan mạnh hơn các thuốc khác cùng nhóm, nên độc tính cao hơn và tương tác thuốc nhiều hơn, do đó ít dùng để uống, thường bôi ngoài da. Một ương số thuốc tương tác với ketoconazol gây tác hại xấu như thuốc an thần, corticoid, kháng histamin, thuốc chống đông máu,…
Intraconazol tác dụng điều trị mở rộng hơn về phổ kháng nấm so với ketoconazol. Ngoài ra, intraconazol ít ảnh hưởng đến men gan và ít tương tác với thuốc khác hơn ketoconazol. Tuy nhiên, cần lưu ý ở intraconazol có thể gây tăng mỡ máu, hạ K huyết, hay phù ngoại biên, đây là những ảnh hương xấu đến tim mạch, nên đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch cần thận trọng!
Ngoài các đợt thuốc dự phòng các chị em cần lưu ý: không nên mặc đồ lót quá chật, nên dùng loại vải bông; không nên mặc quần tây, quần jean quá chật, cũng không nên tự tiện sử dụng xà bông, nước hoa, chất khử mùi mà nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại này.
Khi bị tái phát nhiều lần, cần kiểm tra lại để tìm nguyên nhân sâu sa, rất có thể do bị bệnh đái tháo đường hoặc do dùng thuốc kháng sinh, thuốc corticoid kéo dài, cơ thể bị suy giảm miễn dịch, quan hệ tình dục khi chưa điều trị dứt hẩn,…tạo điều kiện cơ hội cho nấm phát triển.
Hi vọng qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược SàI Gòn trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức đê tự bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh nhé !