Điều trị bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày

Rate this post

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng khí huyết không lưu thông khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mức. Nếu không sớm điều trị có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày..

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có nhiều nguyên nhân gây viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày, có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn HP: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý ở dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pyloric, loại vi khuẩn sống được trong môi trường acid dạ dày duy nhất
  • Tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc kháng viêm không Steroid, Corticoid trong thời gian dài do thuốc kích thích niêm mạc dẫn đến tình trạng xung huyết.
  • Tâm lý bất ổn: Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài khiến các hormone lo lắng hoạt động nhiều làm tăng tiết HCl và acid pepsin trong dạ dày gây hiệu ứng ăn mòn niêm mạc. Đây là lý do gây xung huyết niêm mạc hang vị và các bệnh lý về dạ dày thường gặp.
  • Thói quen ăn uống, nghỉ ngơi: Vừa ăn vừa nói, ăn nhanh, vội vàng, không nhai kỹ, ăn uống không đúng giờ ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày dẫn đến hình thành bệnh. Ngoài ra, cũng có thể xuất phát từ việc ăn thức ăn nhiễm hóa chất, uống cà phê, ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, hút thuốc, uống rượu bia nhiều.
  • Tuổi tác: Tuổi tác làm các cơ quan trong cơ thể lão hóa, thoái hóa và suy giảm chức năng, đây là do khiến người cao tuổi thường phải đối mặc với tình trạng xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là căn bệnh phổ biến, dễ gặp với các triệu chứng bệnh như sau:

  • Đau bụng, nặng bụng, chướng bụng
  • Nhức đầu, ợ hơi, chán ăn, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng
  • Nóng rát thượng vị, đặc biệt khi ăn nhiều đồ chua ngọt, gia vị cay nóng
  • Ngực, bụng khó chịu khi uống rượu bia
  • Chướng bụng, buồn nôn, trào ngược dạ dày
  • Đau âm ỉ, kéo dài, khó chịu vùng thượng vị nhất là sau mỗi bữa ăn
  • Có rêu trắng ở lưỡi, lợi chảy máu, người gầy đi.

Dựa vào tần số xuất hiện của các vết hồng ban mà bệnh được chia thành các mức độ nhẹ, vừa và nặng. Trong đó, ở trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ có vài vết hồng ban, nếu không kịp thời điều trị, các hồng ban này sẽ lan ra khắp niêm mạc hang vị dạ dày khiến các triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được thăm khám, chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh. Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày thường được điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm tiết acid dịch vị: Dùng để trung hòa acid trong dạ dày, giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm thuốc ngăn chặn H2, thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole, omeprazole…
  • Thuốc chống co thắt, thuốc trị vi khuẩn: Được chỉ định theo phác đồ điều trị của bác sĩ khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thường dùng là Sucralfat, Oryzanol tablets, Prostaglandin… Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự tấn của acid, pepsin và dịch vị.

Phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, để điều trị dứt điểm căn bệnh này thì quan trọng hơn hết là phải điều trị tận gốc, tác động vào căn nguyên gây bệnh, bồi bổ ngũ tạng, cân bằng âm dương. Các bài thuốc Đông y thường dùng là:

  • Bài thuốc 1: Bạch truật, cây ngũ sắc sao vàng hạ thổ, hoài sơn, lá ổi khô, nhục quế, sinh khương, trần bì, trích thảo sắc với nước. Chia làm 3 – 4 phần, uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Bạch linh, bạch truật, đẳng sâm, ý dĩ, quy đầu, sài hồ mỗi thứ 12g; bán hạ, đan bì mỗi thứ 8g; bạch thược 16g; táo 4g đem sắc trong ấm chuyên dụng. Chia làm 3 – 4 phần, uống dần trong ngày.

Phương pháp điều trị bằng thuốc Nam

Với những trường hợp nhẹ, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, các bài thuốc nam để điều trị. Có thể kể đến như:

  • Nghệ vàng: Nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày tá tràng hiệu quả. Có thể lấy 1 muỗng cà phê nghệ trộn với 1/2 muỗng cà phê mật ong, ăn 2 lần/ngày.
  • Lá mơ: Lá mơ tính mát, giải nhiệt, sát khuẩn, tốt cho đường tiêu hóa, chữa được các bệnh về dạ dày trong đó có viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày. Lấy lá mơ phơi nắng, nghiền thành bột mịn, nhào với nước ấm cho bột dẻo rồi vo thành viên. Cho bột lá mơ vào làm nhân, hấp chín, ăn trước bữa chính, mỗi ngày dùng 2 – 3 viên.
  • Trần bì: Có công dụng kháng viêm, chống loét. Lấy một ít trần bì, nấu cháo, ăn vào buổi sáng.
Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn